7 vật dụng trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe

7/2/2022 3:50:00 PM
Những đồ dùng tưởng chừng vô hại lại là ổ chứa đầy vi khuẩn gây hại cho sức khỏe nên cần vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

7 vật dụng trong nhà bếp là ổ chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏeKhu vực nhà bếp là nơi mỗi gia đình thường sử dụng để chế biến những món ăn thơm ngon, hấp dẫn đầy đủ dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cả gia đình. Gian bếp không chỉ là nơi ăn uống mà còn là khu vực sum vầy thân mật của cả nhà sau một ngày dài bận rộn. Nhưng có những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe, còn là ổ chứa đầy vi khuẩn gây hại. Vậy đó là những vật dụng nào cần được làm sạch, thay thế mới sau thời gian sử dụng tránh gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình

Khăn lau bếp

Một trong những vật dụng nhà bếp được mệnh danh là ổ chứa vi khuẩn chính là khăn lăn bếp. Bởi việc sử dụng khăn lau nhà bếp cũ, khăn lau nhà bếp không được giặt sạch thường xuyên có thể khiến bạn tiếp xúc với vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh. Trong một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ cho thấy, khăn lau bếp có liên quan đến việc lây nhiễm chéo trong nhà bếp. Theo nghiên cứu này cho thấy có tới

Không thay khăn lau bếp thường xuyên có thể khiến bạn tiếp xúc với vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh. Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ cho thấy, khăn lau bếp có liên quan đến việc lây nhiễm chéo trong nhà bếp. 49% khăn lau bếp được thu thập trong nghiên cứu có sự phát triển của vi khuẩn. Con số này tăng lên khi gia đình có trẻ nhỏ, đông người sống cùng nhau. Các loại vi khuẩn được tìm thấy trên khăn lau bếp là loại vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E.Coli cùng nhiều loại vi khuẩn có hại khác.

Để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm vi khuẩn ngoài việc thường xuyên thay khăn lau bếp, bạn cũng nên tránh lau khô tay hoặc bát đĩa mới rửa bằng chính chiếc khăn đã dùng để lau đồ bị đổ trên bàn.

Vòi nước, tay nắm cửa tủ lạnh

Vòi nước và tay nắm cửa tủ lạnh, ít ai để ý và vệ sinh làm sạch thường xuyên. Nhưng các bạn có biết trong quá trình sơ chế thực phẩm nhất là sau khi xử lý thịt sống, điều đầu tiên bạn làm là gì? Rất có thể bạn sẽ đi đến bồn rửa tay. Do đó, nhiều người thường nhấn lên vòi nước với bàn tay nhiễm bẩn của mình. Điều này cũng tương tự với tay nắm cửa tủ lạnh, bàn tay bẩn của bạn chạm vào đây để lấy thực phẩm từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào những vật dụng này. Lâu ngày nơi đây là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Miếng rửa bát cũ kỹ

Miếng rửa bát được sử dụng để làm sạch bát đũa, xoong nồi sau mỗi lần chế biến thức ăn, sau khi ăn cơm xong. Nhưng miếng rửa bát cần thay đổi thường xuyên, thay thế những miếng rửa bát cũ kỹ tránh vi khuẩn bên trong gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature tiết lộ, miếng bọt biển sử dụng để rửa bát, làm sạch bên trong lò vi sóng dễ chứa Moraxella osloensis. Đây là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Mặt bếp

Mặt bếp cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn do nhiều người thường bỏ qua việc vệ sinh làm sạch hoặc vệ sinh chưa kỹ. Thường nhiều người chỉ cần lấy giẻ lau có xà phòng lau cho sạch bề mặt thức ăn vương vãi ra bếp là xong nhưng đối với mặt bếp điều đó chưa đủ để làm sạch, loại bỏ hết được các vi khuẩn có hại bám trên đó. Theo các chuyên gia khuyến cáo, đối với mặt bếp cần làm 2 việc chính là làm sạch và khử trùng để làm sạch vi khuẩn, virus bám trên bề mặt.

Bạn luôn ý thức rằng cần làm sạch mặt bếp sau khi nấu ăn. Cách làm thông thường sẽ là lấy giẻ lau có xà phòng lau cho sạch bề mặt thức ăn vương vãi ra bếp là xong. Tuy nhiên, đối với mặt bếp, giới chuyên gia khuyến cáo làm 2 việc: làm sạch và khử trùng.

Làm sạch loại bỏ vi trùng, bụi bẩn và tạp chất khỏi bề mặt bằng cách sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa và nước. Khử trùng giúp giảm số lượng vi trùng trên bề mặt bằng cách sử dụng dung dịch tẩy pha loãng dễ làm tại nhà từ đó sức khỏe được đảm bảo

Máy lọc nước trên tủ lạnh

Máy lọc nước trên tủ lạnh cũng được coi là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn do chưa được vệ sinh làm sạch thường xuyên. Theo đó, một cuộc điều tra đã được thực hiện trên mẫu nước từ máy lọc nước ở 6 ngôi nhà khác nhau. Họ tìm thấy 54 - 4.000 khuẩn lạc (tập đoàn vi khuẩn) trú ngụ tại vật dụng này ở mỗi nhà. Điều đáng ngạc nhiên là dù gia đình có thay bộ lọc nước hay không cũng không liên quan đến sự phát triển của vi khuẩn.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn chính là số lần các gia đình chạm vào vòi máy lọc nước trên tủ lạnh để lấy nước lạnh, đá viên. Ngay cả miệng chai nước của bạn cũng có thể là nguyên nhân khiến khu vực này chứa đầy vi khuẩn từ đó gây hại cho sức khỏe

Miếng gioăng máy xay sinh tố

Một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bếp của bạn là miếng gioăng máy xay sinh tố. Một nghiên cứu về vi khuẩn trú ngụ trên đồ gia dụng của NSF cho thấy, 43% miếng gioăng của máy xay sinh tố có dấu vết của nấm men hoặc nấm mốc.

Để vệ sinh khu vực này đúng cách loại bỏ vu khuẩn khi vệ sinh máy xay sinh tố sau mỗi lần sử dụng nên tháo rời khỏi máy, sau đó rửa sạch lần lượt từng bộ phận. Thỉnh thoảng, bạn nên ngâm chúng với giấm để loại bỏ mùi hôi còn sót lại bám trên đó.

Miếng ngăn rác trong bồn rửa

Đây là nơi dễ bị bỏ qua trong nhà bếp mỗi khi rửa bát xong. TS Charles Gerba (một nhà vi sinh vật học và là giáo sư tại Đại học Arizona) cho biết, xử lý rác trong bồn rửa không đúng cách sẽ là cái nôi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ đó gây hại cho sức khỏe

Chuyên gia nhận định: "Có nhiều vi khuẩn E.coli trong bồn rửa bát hơn là trong nhà vệ sinh sau khi bạn xả nước". Trong đó, miếng ngăn rác là nơi tuyệt vời để vi khuẩn E. coli sinh sống và phát triển vì nó ẩm ướt thường xuyên.  Vi khuẩn ăn thức ăn mà bạn dội xuống cống và những gì còn sót lại trên bát đĩa đang ngâm ở bồn rửa".

Do đó, cần đổ rác thừa liên tục, tháo các miếng đệm cao su ở khu vực chắn rác và làm sạch, khử trùng. Bạn cũng đừng quên đổ dung dịch khử trùng xuống bồn rửa để diệt khuẩn giúp làm sạch vi khuẩn bám trên đó.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bỏ ngay 5 thói quen xấu khi rửa bát ngừa vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe

Thói quen rửa đũa nhiều người mắc phải dẫn đến căn bệnh nguy hiểm

Mẹo làm sạch bong vết dầu mỡ bám trên tường nhà bếp

Hướng dẫn cách vệ sinh, khử trùng nhà cửa phòng ngừa virus corona

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác