Ả-rập Xê-út bỏ luật cấm phụ nữ lái xe

9/28/2017 11:15:33 AM
Cuối cùng Ả-rập Xê-út cũng đã mở quyền lái xe cho phụ nữ, và quyết định sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2018.

 

Cuối cùng Ả-rập Xê-út cũng đã mở quyền lái xe cho phụ nữ, và quyết định sẽ có hiệu lực từ tháng 6/2018.

 Hình ảnh cầm vô-lăng của Manal al-Sharif đã trở thành biểu tượng cho phong trào đòi nữ quyền ở Ả-rập Xê-út

Là một quốc gia giàu có, nhưng Ả-rập Xê-út lại là một trong số các nước hiếm hoi trên thế giới cấm phụ nữ lái xe. Không có bộ luật chính thức nào ở nước này cấm phụ nữ lái xe nhưng đấy vẫn là điều cấm kị ở đất nước này. Vào năm 2011, Manal al-Sharif quyết định cổ vũ chị em lái xe bằng cách tự quay phim cảnh cô lái xe và gửi lên Youtube.

Hai ngày sau, cô bị bắt và bị giam trong khoảng một tuần.

Câu chuyện của al-Sharif là đại diện cho hơn 25 năm, các nhà hoạt động nữ quyền Ả-rập Xê-út đã vận động để được phép lái xe.

Giờ đây đang sống ở nước Úc, al-Sharif rất vui mừng khi nhà vua Salman nói rằng phụ nữ phải được lái xe, chấm dứt cái được xem như là một vết nhơ đối với hình ảnh toàn cầu của Ả-rập Xê-út, và lộ trình thực thi quyền này sẽ có sự chuẩn bị từ nay cho đến tháng 6 năm 2018.

Quyết định của nhà vua Ả-rập Xê-út cũng cho thấy nước này đang dần phải thay đổi trước áp lực xoay chuyển nền kinh tế không phụ thuộc dầu mỏ sau nhiều năm giá dầu sụt giảm, khiến ngân sách bị thâm hụt. Ả-rập Xê-út đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn thu kinh tế khác, và vì thế họ cần phải cởi mở hơn với thế giới thông qua câu chuyện nữ quyền.

Tuy nhiên, al-Sharif cho biết cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt, điều mà cô và những nhà đấu tranh nữ quyền vẫn theo đuổi đó là phải chấm dứt chế độ "giám hộ" nam giới vẫn đang áp đặt lên phụ nữ Ả-rập Xê-út.

Al-Sharif, 38 tuổi, hiện là một người mẹ đã ly dị, cho biết, "phụ nữ sẽ không trở thành bất cứ thứ gì ở đất nước của bạn nếu vẫn cần sự cho phép của một người đàn ông như việc phải có bằng mới được lái xe."

Mặc dù đã có một số bước tiến của quyền phụ nữ trong những năm gần đây ở Ả-rập Xê-út, chẳng hạn như sự tham gia rộng rãi hơn vào lực lượng lao động, bỏ phiếu và có chân trong các cuộc bầu cử thành phố, nhưng là chưa đủ.

Hệ thống giám hộ của đàn ông hiện hữu ở Ả-rập Xê-út đòi hỏi phụ nữ phải xin phép trước khi đi du lịch nước ngoài, lập gia đình, hoặc tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Nó khiến cho phụ nữ nước này bị quản lý giống như kiểu quản lý trẻ vị thành niên.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Nghe nhìn Việt Nam)

Các tin khác