Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng

12/7/2023 8:37:00 AM
Đau nhức răng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân nào gây tình trạng đau nhức răng, làm thế nào để giảm đau nhức răng hiệu quả?

 

Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng

Đau nhức răng gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân nào gây tình trạng đau nhức răng, làm thế nào để giảm đau nhức răng hiệu quả?

Đau nhức răng là tình trạng đau buốt xuất hiện ở bên trong hoặc xung quanh răng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, sức khỏe. Các cơn đau nhức răng có thể kéo dài âm ỉ, không chấm dứt hoặc có thể đau dữ dội, khó chịu khi ăn đồ ăn quá lạnh hay quá nóng, sưng đỏ nướu, hơi thở có mùi hôi khó chịu thậm chí một số người bị sốt, nhức đầu, ớn lạnh,… Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau nhức răng như:

Nguyên nhân gây đau nhức răng

Áp xe răng

Áp xe răng là một bọc nhỏ chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn, chúng có thể xuất hiện ở chân răng, giữa răng và lợi, gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi ăn, nhai thức ăn.

Mọc răng khôn

Sự thiếu hụt không gian trên hàm có thể dẫn đến việc răng khôn mọc từ nhiều góc cạnh khác nhau, gây đau đớn, nhức răng.

Viêm nướu

Viêm nướu hay viêm lợi cũng là nguyên nhân gây đau nhức răng, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu.

Chấn thương răng

Răng bị va đập hay bị tác động một lực mạnh có thể gây gãy, vỡ, mẻ răng, dẫn đến tổn thương tủy răng từ đó xuất hiện tình trạng đau nhức răng.

Sâu răng

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng chính là sâu răng, khi răng bị tổn thương do do vi khuẩn sản sinh ra axit, tấn công men răng dẫn đến hình thành các lỗ sâu trên răng từ đó gây đau nhức răng.

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến chặt răng trong ban ngày hoặc ban đêm khi đi ngủ cũng có thể khiến răng của bạn bị đau, mòn, nhạy cảm, đau nhức răng.

Bật mí phương pháp giảm đau nhức răng hiệu quả

Khi bị đau nhức răng nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp giảm nhẹ tình trạng đau nhức như sau:

Mật ong

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nên có thể sử dụng mật ong dể giảm sưng, giảm đau nhức răng nhanh chóng, an toàn. Dùng mật ong chấm nên khu vực nướu bị sưng đau, thực hiện 2-3 lần/ ngày giúp giảm đau nhức răng.

Muối

Muối có công dụng sát khuẩn nên có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn bên trong khoang miệng, để giảm đau nhức răng, bảo vệ răng chỉ cần súc miệng bằng nước muối ấm bằng cách hòa tan 1/2 thìa cà phê muối trong khoảng 250ml nước ấm. Khi sử dụng, nên ngậm trong miệng 30 giây trước khi nhổ ra để làm sạch khoang miệng sau khi đánh răng giúp giảm viêm, giảm đau răng tại nhà.

Bật mí cách giảm đau nhức răng nhanh chóng

Trà xanh

Trà xanh có chứa hàm lượng lớn tanin nên có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Khi răng xuất hiện tình trạng đau nhức có thể dùng túi trà xanh ngâm trong nước ấm, cho túi trà vào ngăn mát của tủ lạnh, rồi sử dụng để chườm lên vị trí răng nhức giúp giảm đau, sưng tấy hiệu quả.

Giấm táo

Giấm táo với công dụng chống viêm, sát trùng nên có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong khoang miệng từ đó có thể giảm đau nhức răng hiệu quả. Khi bị đau nhức răng hãy nhúng một miếng bông vào giấm, sau đó thoa đắp lên vùng răng nướu bị đau nhức, chỉ sau một thời gian áp dụng, tình trạng dần được thuyên giảm nhanh chóng.

Baking soda

Baking soda có đặc tính chống viêm khi sử dụng baking soda đúng cách sẽ có tác dụng giảm đau, sưng tấy nưới răng hiệu quả nhanh chóng. Cách sử dụng baking soda giảm đau nhức răng khá đơn giản, chỉ cần hòa tan 2 thìa baking soda với nước ấm, dùng súc miệng, mỗi lần khoảng 30 giây rồi nhổ ra.

Điều trị đau nhức răng theo chỉ định của bác sĩ nha khoa

Nếu đau nhức răng nghiêm trọng chúng ta cần đi khám răng tại các phòng khám nha khoa, các cơ sở uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân, có phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc

Giảm các triệu chứng đau nhức răng các bác sĩ nha khoa có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, các loại thuốc paracetamol và ibuprofen là những thuốc giảm đau không kê đơn, có thể dùng trong trường hợp đau răng với liều lượng tính theo cân nặng. Để điều trị nhiễm trùng có thể dùng kháng sinh penicillin hoặc amoxicillin thường được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Lắp mão răng

Mão răng được đúc từ kim loại hoặc sứ, vừa khít với hàm răng của bạn sẽ giúp bảo vệ tủy răng trong trường hợp vết nứt vỡ hoặc tổn thương trên bề mặt răng quá lớn từ đó giúp răng chắc khỏe hơn, đảm bảo hoạt động ăn nhai, đồng thời ngăn ngừa tổn thương phát triển, giảm tình trạng đau nhức răng hiệu quả.

Lấy tủy răng

Khi sâu răng chạm vào tủy, gây triệu chứng đau nhức dữ dội, dùng thuốc giảm đau không đỡ, thì các bác sĩ có thể điều trị lấy tủy răng để giảm đau nhức.

Trám răng

Nếu răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ hoặc bị nứt do chấn thương gây đau nhức răng, để điều trị dứt điểm các bác sĩ nha khoa có thể yêu cầu trám răng để lấp đầy khoảng trống, ngăn ngừa tình trạng mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây đau răng, sâu răng, răng lung lay,…

Nhổ răng

Nếu răng bị sâu nghiêm trọng, không thể khắc phục, răng mọc sau vị trí gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh, đau nhức răng các bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Sau khi nhổ răng chúng ta có thể cân nhắc trồng răng sứ hoặc cấy ghép implant để thay thế răng bị mất tránh ảnh hưởng đến hàm răng.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức răng

+ Thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, bệnh về nướu, răng khôn mọc lệch…

+ Lấy cao răng 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

+ Hạn chế ăn các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,…

+ Đánh răng2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn.

+ Không hút thuốc lá bởi thuốc lá có chứa chứa nicotin, có thể làm răng bị ố vàng, xỉn màu và dễ bào mòn men răng.

+ Nên sử dụng chỉ nha khoa đẻ loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng.

+ Uống nhiều nước lọc để khoang miệng được làm sạch tự nhiên, loại bỏ các vụn thức ăn còn thừa bám trong các kẽ răng.

+ Khi vệ sinh răng miệng cần chải sạch cả vùng lưỡi vì nơi đây cũng dễ tích tụ vi khuẩn, mảng bám không tốt cho răng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách phân biệt cao răng huyết thanh với cao răng nước bọt chuẩn nhất

Cao răng huyết thanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

Sau lấy cao răng cần kiêng điều gì?

Xỉa răng sau khi ăn nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác