Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

10/9/2021 4:50:00 PM
Bệnh thối đen là một trong những bệnh thường gặp ở loài hoa lan cùng với một số cây trồng khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở một số giống lan đa thân như Địa lan, Dendro, Vũ Nữ, Cattleya,…

 

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh thối đen là một trong những bệnh thường gặp ở loài hoa lan cùng với một số cây trồng khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở một số giống lan đa thân như Địa lan, Dendro, Vũ Nữ, Cattleya,…Khi lan bị mắc bệnh thối đen có thể bị chết, gây thiệt hại kinh tế cho cả vườn lan nếu không được kịp thời điều trị

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh thối đen trên hoa lan

+ Nguyên nhân gây bệnh thối đen trên hoa lan do nấm Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow…

+ Những loại nấm hại Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow là loại nấm thủy sinh, khi vào mùa mưa, độ ẩm cao, độ ẩm trong giá thể nhiều, tưới nước làm đọng nước qua đêm, nấm này sẽ sinh sôi và xâm nhập hại cây lan trong vườn.

+ Nấm hại Phytophthora cactorum, Shroet, Pythium ultimum, Trow xâm nhập qua các vết xước trên thân của hoa lan hay các vết do côn trùng như rầy, rệp, nhện đỏ, bọ trĩ chích hút gây hại khi gặp điều kiện thuận lợi những loại nấm hại này phát triển gây hại cho hoa lan, khiến lan bị bệnh thối đen.

Trong quá trình vận chuyển, thời tiết gió to, bão khiến cho những chậu lan bị va đập, dập các mô biểu bì, cọ sát

+ Những chậu lan hơn 3 năm chưa được thay thế giá thể mới khiến cho giá thể bị mục, đọng nước lại khiến cho nấm hại sinh sôi phát triển và xâm nhập vào cây lan từ rễ, cổ rễ, gốc gây ra thối dưới gốc lan rồi lan dần lên thân cây lan.

+ Điều kiện thời tiết như nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại nấm hại phát triển gây ra bệnh thối đen cho hoa lan

+ Trong quá trình chăm sóc một số người chưa có kinh nghiệm chăm sóc hoa lan tưới quá nhiều phân bón có hàm lượng đạm cao trong mùa mưa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thối đen và các bệnh khác.

Dấu hiệu nhận biết hoa lan bị bệnh thối đen

Bệnh thối đen ở hoa lan có thể gây hại cho các giống hoa lan ở các độ tuổi khác nhau từ cây con đến các cây lan trưởng thành, những cây lan đang ra hoa, các bộ phận của hoa lan bao gồm: thân, lá, rễ, nụ hoa nhưng chủ yếu là trên lá và phần cuống lá sát với thân hoa lan.

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

+ Giai đoạn đầu cây bị nhiễm bệnh thường xuất hiện những vết đốm nhỏ, nhũn, hơi mọng nước có màu xanh tái

+ Sau thời gian những vết bệnh lan rộng dần và nhanh chóng chuyển thành màu đen

+ Có thể nhìn thấy thấy được những khuẩn ty màu trắng trên các vết bệnh, nếu cây bị bệnh nặng bệnh làm cho lá của hoa lan bị rụng sớm.

+ Khi nhấc rễ lan ra khỏi giá thể trồng lan sẽ thấy rễ xuất hiện các đốm màu đen, có thể nhìn thấy các sợi nấm trắng trên giả hành.

+ Giả hành dần chuyển sang màu vàng sau đó có màu rơm ướt, rồi vết bệnh dần khô tóp lại, gây gục ngọn và chuyển sang màu đen

+ Phần ngọn của hoa lan xuất hiện những vết đốm nhỏ, nhũn, hơi mọng nước có màu xanh tái rồi chuyển sang màu đen

+ Gốc của lan có thể bị thối ủng khi lan bị nhiễm bệnh nặng

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thối đen trên hoa lan

Khi phát hiện hoa lan có những biểu hiện ở trên hãy tiến hành  kiểm tra lại gốc và rễ coi có dấu hiệu bệnh thối đến không, nếu có cần làm các bước sau đây

Bước 1: Tách riêng những chậu lan bị bệnh ra khỏi vườn trồng, để tránh bệnh thối đen lây lan sang những chậu lan khỏe mạnh khác

Bước 2: Sử dụng khéo đã được khử khuẩn cắt xéo cách giả phần giả hành bị bệnhkhoảng 3cm, bôi keo liền sẹo vào vết cắt vừa xong, để khô

Bước 3: Phun thuốc trừ nấm bệnh cho hoa lan, có thể sử dụng một trong những loại thuốc đặc trị gồm: Aliette 80wp; Vialphos 80BHN; Vitaxyl 35BTN; Ridomil 25WP… xịt định kỳ cách nhau khoảng một tuần một lần theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.

Bước 4: Trong thời gian điều trị bệnh không tưới các loại phân bón tan chậm, phân bón giàu đạm, ngưng tưới nước cho cây 2-3 ngày.

Bước 5: Thay thế giá thể trồng mới, chậu mới để hạn chế nấm hại sinh sôi phát triển gây bệnh trở lại.

Cách phòng bệnh thối đen trên hoa lan

+ Không trồng những cây lan đã có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh chung trong vườn.

+ Những giống hoa lan Cattleya thường có lớp áo mỏng màu trắng bao bọc xung quanh thân có tác dụng giữ ấm cho hoa lan ở những vùng có thời tiết lạnh giá nên bóc lớp áo mỏng đi. Nhưng lớp áo mỏng này có thể là nguyên nhân khiến gây bệnh thối lá. Bởi trong quá trình sinh trưởng lớp áo mỏng này có thể cản trở quá trình quang hợp của lan, nước tưới hoặc phân bón có thể đọng lại, tích trữ ẩm từ đó tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển, gây hại cho hoa lan

+ Khi lựa chọn giá thể trồng lan nên lựa chọn những giá thể là những chất có khả năng hút nước nhiều và giữ nước lâu như vỏ dừa khô.

+ Trong thời điểm mua nhiều, độ ẩm cao không hoặc đặt chậu lan quá thấp để tránh nước bắn lên khi có mưa.

+ Những cây lan còn nhỏ lên sử dụng mái che mưa cho lan vì cây còn nhỏ nên dễ bị nhiễm bệnh

+ Trước khi trồng chậu trồng cần được khử trùng sạch sẽ hạn chế nấm bệnh trú ngụ

+ Những ngày mưa nhiều không nên tưới nước quá nhiều, không tưới cho lan vào tối muộn, trưa nắng nóng

+ Tiến hành kiểm tra theo dõi vườn lan thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh

+ Những cơn mưa đầu mùa khá nguy hiểm cho lan vì môi trường ô nhiễm, nhiều khí thải khiến nước mưa có nhiều axit gây ảnh hưởng tới lan, do đó sau khi mưa tạnh nên sử dụng vòi nước xịt lại cho lan

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Lan bị bệnh đốm lá: nguyên nhân, cách xử lý hiệu quả nhất

+ Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý

Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất

Bệnh thối lá ở lan phải khắc phục ra sao?

+ Lan bị cháy đầu lá nguyên nhân do đâu, cách khắc phục

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác