Biến động lương khiến ngành dệt may khó cạnh tranh

7/22/2016 11:51:06 AM
Vừa qua cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may đề nghị, năm 2017 không tăng lương tối thiểu vùng, với lập luận rằng, chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010.

 

Vừa qua cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may đề nghị, năm 2017 không tăng lương tối thiểu vùng, với lập luận rằng, chỉ tính từ năm 2010 đến nay lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước năm 2016 đã bằng 3,28 lần - 3,57 lần so với năm 2010.

Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bằng 2,4 lần đến 2,61 lần. Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may còn đề nghị không sử dụng lương tối thiểu làm căn cứ khởi điểm để xây dựng hệ thống thang, bảng lương và làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm. Đi kèm theo tăng lương tối thiểu vùng, vấn đề làm các doanh nghiệp dệt may lo ngại là tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương.

Theo thống kê của hiệp hội hiện tiền lương và tiền bảo hiểm đang chiếm khoảng 72% giá thành vậy nên chi phí lao động tiếp tục tăng cao dẫn đến giá tăng và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho hay, đề nghị Nhà nước giảm tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm theo lương một cách hợp lý phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển, như vậy mới có khả năng nâng cao được năng suất lao động quốc gia

Theo Vitas, ngành lao động như dệt may đang gặp nhiều khó khăn bởi chính sách tăng lương tối thiểu. Việc tăng lương tối thiếu sẽ đi đôi với tăng đóng các khoản bảo hiểm, phí công đoàn và ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và số đông người lao động.

Hiện người sử dụng lao động đóng 18% thay vì 22% (BHXH 15%, BHYT 2%, BHTN 1%), NLĐ đóng 7% thay vì 10,5% (BHXH 5%, BHYT 1% và BHTN 1%). Mức đóng 22% là quá cao nếu nhìn sang các nước trong khu vực, như Malaysia 13%, Philippin 10%, Indonesia 8%, Thái Lan 5%.

Bên cạnh những kiến nghị nêu trên, các khoản phí công đoàn, quy định làm thêm giờ cũng đang được cho là lực cản, tạo thêm ghánh nặng tài chính và sức ép với các doanh nghiệp dệt may. Theo giải thích của các doanh nghiệp trong ngành, ngoài các khoản bảo hiểm doanh nghiệp còn phải đóng 2% kinh phi công đoàn. Đặc biệt, theo quy định của Tổng Liên đoàn thì để lại 65% tại công đoàn cơ sở, 35% nộp công đoàn cấp trên cơ sở.

Trong khi hiệp định TPP chưa có hiệu lực, dệt may Việt đang phải cạnh tranh với các quốc gia như Campuchia, Trung Quốc nhưng khác biệt trong chính sách tiền lương với các quốc gia này đang gây khó cho doanh nghiệp trong nước. Cấp độ tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm hiệp hội đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may khó đạt được mục tiêu đạt 31 triệu USD đưa ra từ đầu năm.

Trước thực tế trên và góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Vitas kiến nghị Nhà nước không tăng lương tối thiểu vào năm 2017 và chỉ nên tăng 2 – 3 năm 1 lần để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, đủ sức cạnh tranh để phát triển. Đồng thời, không dùng lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng mức lương khởi điểm (bậc 1) trong hệ thống thang, bảng lương.

Tổng hợp

Các tin khác