Biện pháp cực hữu hiệu để phòng và điều trị đau vai gáy

10/29/2016 8:00:41 AM
Hội chứng đau vai gáy tuy không  xảy ra thường xuyên và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh song nó gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. 

 

Hội chứng đau vai gáy tuy không  xảy ra thường xuyên và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh song nó gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa có thể nói không với căn bệnh này.

Đau vai gáy và các triệu chứng

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ do sự co cứng cục bộ, đột ngột không phải do tổn thương xương khớp, đốt sống cổ hay đĩa đệm. Đây là nhóm bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ - xương - khớp - mạch máu vùng vai và gáy, gây ra co cứng và đau rút cục bộ.

Triệu chứng đầu tiên người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy là đau cơ vùng cổ, gáy, vai và phần lưng trên. Khi bệnh nặng hơn, các dây thần kinh vùng cổ đều bị chèn ép khiến mọi vận động nhẹ liên quan đến vùng cổ - vai - gáy rất đau. Cơn đau có thể lan tới cánh tay, lòng bàn tay, ngón tay.

Đau vai gáy thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên bệnh đang ngày càng trẻ hóa do thói quen ngồi làm việc trong thời gian dài hoặc sinh hoạt không khoa học với những động tác sai.

Phương pháp phòng ngừa đau vai gáy

Các cụ xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy cần phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế.

Đặc biệt lưu ý, không làm việc quá lâu tại bàn giấy, với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.

Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

Tập các bài tập về đầu, cổ để phòng ngừa đau vai gáy

Ngoài ra, không bẻ, lắc cổ kêu răng rắc. Theo thói quen, nhiều người khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu để hết mỏi cổ nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng hơn.

Cách xử lý khi bị đau vai gáy

Khi bị đau vai, gáy cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như canxi, kali và các vitamin C, B, E, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường máu đến cơ bắp.

Ngoài ra người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; Vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, cứ 45-60 phút giải lao một lần; Tránh căng thẳng; Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống...

Tổng hợp 

Các tin khác