Bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào

10/30/2014 4:46:27 PM
Thiếu máu do thiếu sắt thường không gây biến chứng, tuy nhiên nếu không chữa trị, lâu dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi gây bệnh lý về tim mạch, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ…

 

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý thường gặp ở vùng dân cư có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng kém, người có tiền sử bệnh mãn tính, bị thiếu máu, phụ nữ trong giai đoạn sinh nở, kinh nguyệt…

Vậy, bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào? Những vấn đề gì cần lưu ý khi bổ sung sắt?

Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).

Sắt còn là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ. Ngoài ra, sắt còn có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg đối với người trưởng thành.

Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố.

Các triệu chứng khi thiếu sắt

+ Da xanh xao.

+ Người mệt mỏi, yếu ớt.

+ Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).

+ Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.

+ Chóng mặt, choáng váng.

+ Nhức đầu và mất ngủ.

+ Viêm loét miệng, lưỡi.

+ Móng tay khô, giòn…

Da xanh xao, người mỏi mệt, chóng mặt, choáng váng…là triệu chứng khi thiếu sắt.

Phương pháp bổ sung sắt cho cơ thể

Uống thuốc chứa sắt

+Bổ sung sắt bằng các loại thuốc có chứa sắt là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

+ Các thuốc chứa sắt ở dạng: muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.

Bổ sung các thực phẩm chứa sắt trong thực đơn hàng ngày

Nhóm thực phẩm chứa sắt gồm:

+ Thịt đỏ.

+ Thịt lợn, gan.

+ Các loại hải sản: tôm, cua, cá…

+ Gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng.

+ Các loại trứng gồm: vịt, gà, chim cút…

Nhóm ngũ cốc chứa sắt gồm:

+ Bánh mỳ ngũ cốc.

+ Mỳ ống, mỳ sợi.

+ Các loại quả họ đậu: đậu đũa, đậu ván, đậu xanh, đậu Hà Lan…

+ Các loại quả gồm: quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hạt điều…

Nhóm ngũ cốc chứa sắt gồm quả óc chó, quả phỉ, hạt thông, hạnh nhân, lạc…

Nhóm rau, củ, quả chứa sắt

+ Các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xanh, cải xoong…

+ Các loại quả: nho, mía, long nhãn, mận, mít, đu đủ, táo…

+ Quả hạch và hạt giống.

+ Các loại trái cây sấy khô, như nho khô và quả mơ…

Những lưu ý khi bổ sung sắt

+ Khi uống thuốc sắt, cần tuân theo chỉ định của bác sỹ, tránh bổ sung sắt quá nhiều trong một thời gian dài, gây nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…

+ Uống thuốc sắt cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ (thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt).

Uống thuốc sắt cần tránh xa bữa ăn, không uống sữa, cà phê ngay sau khi uống sắt.

+ Không uống nước chè, sữa, cà phê ngay sau khi uống thuốc vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

+Tránh phối hợp thuốc sắt với các thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.

Lưu ý: Có thể tăng cường sự hấp thụ sắt của cơ thể bằng cách uống nước chanh sau khi ăn thức ăn có chứa sắt (Vitamin C trong nước chanh giúp cơ thể hấp thụ chất sắt tốt hơn).

Lời kết

Để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt, phương pháp tốt nhất là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những thực đơn chứa sắt gồm: các món thịt đỏ, thịt gà, ngan, trứng, cá ngừ, các loại ngũ cốc gồm bánh mỳ, mỳ ống, các loại rau xanh, hoa quả…

Ngoài ra, nếu thiếu sắt dẫn đến thiếu máu kéo dài, cần uống thuốc bổ sung sắt theo chỉ định của bác sỹ, không để bệnh kéo dài dẫn đến các biến chứng về tim, mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ…. Bên cạnh đó, trong thời gian uống thuốc sắt cần lưu ý: uống thuốc cách xa các bữa ăn, không uống chè, cà phê, sữa…ngay sau khi uống thuốc, không uống thuốc sắt với một số loại kháng sinh….

Hải Yến - Skcs.vn

Các tin khác