Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đậu mùa khỉ chuẩn xác

5/25/2022 11:28:00 AM
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước khiến nhiều người lo lắng. Vậy để làm thế nào nhận biết cơ thể đang có mắc bệnh đậu mùa khỉ hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Các dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh đậu mùa khỉ chuẩn xác

Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở nhiều nước khiến nhiều người lo lắng. Vậy để làm thế nào nhận biết cơ thể đang có mắc bệnh đậu mùa khỉ hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh đậu mùa khỉ mà một căn bệnh hiếm gặp do virus có họ hàng với bệnh đậu mùa gây ra. Virus gây bệnh thuộc chi Orthopoxvirus, bao gồm virus variola - nguyên nhân gây bệnh đậu mùa và virus vaccinia - được sử dụng trong vắc xin đậu mùa và virus đậu mùa bò (cowpox virus). Virus xâm nhập cơ thể qua vết thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng. Lây truyền từ người sang người là do các giọt bắn, tiếp xúc với dịch cơ thể hay vết thương người bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hay khăn trải giường và thông qua quan hệ tình dục.

Khi người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ có biểu hiện bệnh tương tự với bệnh đậu mùa nhưng nhẹ hơn. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ, kiệt sức, mệt mỏi. Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của bệnh đậu mùa với bệnh đậu mùa khỉ chính là làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.

Thời gian ủ bệnh từ lúc nhiễm bệnh đế khi có triệu chứng thường kéo dài từ7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày. Thường những người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ hồi phục sau vài tuần được điều trị, chăm sóc, tỷ lệ tử vong không cao. Nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, người có hệ miễn dịch kém,trẻ em,….

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Thời gian ủ bệnh từ lúc nhiễm bệnh đế khi có triệu chứng thường kéo dài từ7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày sau đó cơ thể sẽ hiện các dấu hiệu sau:

+ Người bệnh giai đoạn đầu sẽ khởi phát với tình trạng sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, kiệt sức, ớn lạnh. Đặc biệt, triệu chứng đặc hiệu để phân biệt hai loại bệnh đậu mùa khỉ và đậu mùa chính là vết sưng ở hạch bạch huyết. Người mắc đậu mùa khỉ sẽ bị nổi hạch, trong khi bệnh nhân bị đậu mùa thì không bị nổi hạch.

+ Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm virus đến khi có triệu chứng) là 7-14 ngày, đôi khi kéo dài 5-21 ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người nhiễm virus

+ Trong vòng 1-3 ngày (có thể lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban khó chịu. Các vết phát ban thường bắt đầu ở mặt, sau đó dần dần lan sang những bộ phận khác của cơ thể như cổ, lưng, ngực, chân tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...

+ Các tổn thương trên cơ thể người bệnh sẽ trải qua quá trình từ rát (tổn thương phẳng) tiếp đến sẩn (tổn thương nổi), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch) sau đó là mụn mủ. Cuối cùng, các vết tổn thương đóng vảy trước khi rụng hết và khỏi bệnh, để lại sẹo

Tại các cơ sở bệnh viện để chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, trước đó đã tiếp xúc với người mắc bệnh hay chưa, từng mắc bệnh chưa hay có vừa đi qua các khu vực đang xuất hiện ca bệnh hay không,… từ đó xác định khả năng nhiễm bệnh đậu mùa.

Bên cạnh đó, sẽ thực hiện xét nghiệm PCR mẫu chất lỏng hoặc các vết thương trên da, từ đó phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong cơ thể hay không. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết để xác định chính xác việc có nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hay không

Hiện tại chưa có phương pháp, thuốc đặc trị bệnh đậu mùa khi nhưng bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị.

Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Thuốc kháng virus cidofovir, thuốc kháng virus mới tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),… – Vốn là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu khỉ.

Một số người từng tiêm vaccine ngừa bệnh đậu mùa thì vẫn có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, không diễn tiến nặng và ít nguy cơ để lại biến chứng, không cần can thiệp.

Dù hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở một số người châu Âu, tại Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nhưng chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ, nên ăn chín uống sôi, bổ sung thức ăn giàu vitamin trong thực đơn nhằm nâng cao sức đề kháng, tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bện, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn. Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh thủy đậu

Cách nhận biết bệnh quai bị, thủy đậu để ngăn ngừa dịch bệnh

Đề phòng bệnh thủy đậu khởi phát trong mùa đông xuân

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Sau khi khỏi COVID-19: Phục hồi tình trạng sức khỏe người bệnh như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác