Các triệu chứng đường tiêu hóa không bao giờ được bỏ qua

3/19/2024 10:33:00 AM
Trong cuộc sống hối hả hiện đại, chúng ta thường dành ít thời gian để quan sát, lắng nghe cơ thể mình, đặt câu hỏi cho những dấu hiệu mà cơ thể gửi đến chúng ta.

 

Trong cuộc sống hối hả hiện đại, chúng ta thường dành ít thời gian để quan sát, lắng nghe cơ thể mình, đặt câu hỏi cho những dấu hiệu mà cơ thể gửi đến chúng ta. Một số người cũng chú ý đến sức khỏe nhưng thường chỉ là các triệu chứng nổi bật như đau đầu, mệt mỏi hay đau cơ. Một vấn đề có thể sẽ là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng thường bị lơ là đó là hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng đường tiêu hóa có thể là dấu hiệu sớm của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng đáng tiếc, nhiều người vẫn chọn "bỏ qua" chúng, tiếp tục sống chung cho đến một ngày các triệu chứng rõ ràng và thật sự khó chịu hoặc không thể chịu đựng được nữa thì chúng ta mới đi khám, khi đó có thể đã muộn hoặc rất muộn.

Hãy xem các triệu chứng của đường tiêu hóa không nên bỏ qua có thể là dấu hiệu bệnh lý

Co thắt thượng vị

Đau sau khi ăn là triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày. Đó là tình trạng viêm loét xảy ra ở đường tiêu hóa. Những cơn co thắt xảy ra trong các đợt cấp. Bệnh nhân có thể sẽ có các triệu chứng khác kèm theo như nôn, nôn ra máu nếu có xuất huyết tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày có thể chính là lý do khiến bạn bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày, bệnh xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày đó là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân...

Nguyên nhân do thường xuyên dùng thuốc aspirin, các loại thuốc chống viêm, hút thuốc, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và gây viêm loét.

Đầy bụng

Chướng bụng đầy hơi là cảm giác căng tức, khó chịu do tăng áp lực vùng bụng. Một số trường hợp còn nhận thấy triệu chứng bụng chướng một cách rõ rệt. Cảm giác khó chịu có thể tiến triển từ nhẹ, trung bình đến dữ dội, thường biến mất sau một thời gian. Phần lớn là do rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi hormone theo chu kỳ. Người bệnh có thể sẽ bị co thắt, chán ăn và khó đi đại tiện hoặc xì hơi nhiều.

Tình trạng cũng có thể lặp đi lặp lại, trở thành mối lo ngại về vấn đề sức khỏe. Nếu người bệnh nhận thấy triệu chứng không cải thiện, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.

Nôn ra máu

Nôn ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có những trường hợp không đáng lo ngại nhưng cũng có những trường hợp rất nghiêm trọng cần được can điều trị kịp thời. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là do loét đường tiêu hóa trên, do thuốc hoặc một số loại bệnh lý toàn thân.

Trong một số trường hợp, nôn ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng cần cấp cứu nhanh chóng. Nếu nôn ra máu kèm theo một số triệu chứng dưới đây, hãy đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:

- Chóng mặt.

- Tim đập nhanh.

- Thay đổi nhịp thở.

- Đau bụng dữ dội.

- Hoa mắt.

- Nổi da gà, da lạnh.

- Lú lẫn.

- Ngất xỉu.

- Các trường hợp bị nôn ra máu sau chấn thương cũng cần được cấp cứu nhanh chóng

Bệnh nhân viêm loét dạ dày cùng có thể nôn ra máu. Bệnh nhân có thể thấy máu hoặc chất nôn ra trông giống bã cà phê. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi nóng rát, đau nhói hoặc đau tức ở ngực và có thể biến mất một thời gian sau khi dùng thuốc giảm tiết axit. Hãy đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng này.

Đau bụng quanh rốn

Đau bụng là thuật ngữ dùng chung cho những bất thường diễn ra bên trong ổ bụng gây đau. Vùng bụng quanh rốn có chứa các cơ quan quan trọng gồm: gan, lách, dạ dày, hành tá tràng, mật, tụy, ống niệu quản và thận. Đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề của bệnh lý đường tiêu hóa hoặc do ngộ độc thức ăn.

Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh nhân có thể cảm thấy như một cơn đau âm ỉ hoặc đau tức và thường đi kèm với các triệu chứng khác. Bệnh nhân cũng có thể bị sốt hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Bệnh viêm vùng chậu có một số triệu chứng giống như nhiễm trùng tiết niệu và có thể gây đau khi quan hệ. Viêm ruột thừa cũng có thể bắt đầu có các triệu chứng tương tự. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Đi vệ sinh ra máu

Nhiều người bệnh thường chủ quan cho rằng đi vệ sinh ra máu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và tự ý mua thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, đi vệ sinh ra máu không đơn thuần là hiện tượng sinh lý mà là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang mắc phải. Nếu thấy màu đỏ tươi khi lau hoặc trong nhà vệ sinh sau khi đi ngoài. Bệnh nhân có thể thấy máu nhỏ giọt khi đi ngoài do bệnh trĩ hoặc lẫn phân do viêm loét trực tràng. Ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, viêm đại tràng và bệnh túi thừa tuy ít gặp hơn nhưng đều có thể gây chảy máu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đau ở phần trên bụng

- Đau bụng âm ỉ phía trên

Nếu bạn bị đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc cảm thấy đầy hơi, có thể do bị đầy bụng chướng hơi, ợ hơi. Nguyên nhân là ăn nhanh, nuốt nhanh; sử dụng đồ uống có ga, bia, thực phẩm từ sữa và đậu cũng gây hình thành khí quá mức trong dạ dày.

Để tránh tình trạng đau bụng âm ỉ, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm, đồ uống này và cần duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.

- Đau dưới ngực hoặc vùng trên cùng của bụng

Vị trí đau bụng cảnh báo bệnh gì?

Đau bụng ở các vị trí này có thể do chứng ợ nóng (trào ngược axit dạ dày thực quản) gây ra

Đau bụng ở các vị trí này có thể do chứng ợ nóng (trào ngược axit) gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy nóng rát cổ họng và đôi khi thấy vị khó chịu xộc lên cổ họng.

Nguyên nhân là do sử dụng nhiều loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng như đồ nhiều dầu mỡ và cay, rượu, hành sống hay đồ uống chứa caffein, thuốc lá...

Để hạn chế tình trạng này, bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà chia thành 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa ăn lớn hằng ngày. Ngoài ra, bạn nên mặc quần áo rộng để tránh áp lực lên bụng và không sử dụng các chất kích thích có hại cho dạ dày.

Đau bụng dưới bên phải

- Viêm ruột thừa

Cảm giác đau phần hố chậu phải và xung quanh rốn. Người bệnh có sốt nhẹ, buồn nôn (có hoặc không), cảm giác đau tăng khi dùng tay ấn vào hố chậu phải.

- Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng ở nhiều vị trí khác nhau, gây chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Chúng xuất hiện khi thay đổi chế độ ăn uống, gặp căng thẳng...

- Bệnh lý về gan

Gan nằm ở vùng bên trái ổ bụng nên cũng có thể là nguyên nhân gây đau. Nếu bệnh nhân có đau bụng bên phải kèm ăn ngủ kém, không cảm thấy ngon miệng, thường xuyên đầy bụng, khó tiêu và đau phần mạn sườn bên phải thì nên đi khám để kiểm tra chức năng gan, siêu âm tìm sỏi gan, sỏi mật.

- Bệnh lý đường tiêu hóa

Viêm đại tràng, tắc ruột cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng dưới phải. Ngoài đau bụng, bệnh nhân có biểu hiện cứng bụng, muốn đi đại tiện và đại tiện phân lỏng, đặc biệt khi ăn phải đồ lạnh.

Nếu đau nhiều người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn

Luôn cảm thấy no

Không ăn mà vẫn thấy no có thể là do viêm loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Những vết loét phát sinh khi axit dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Liệt dạ dày là tình trạng tê liệt một phần dạ dày, kết quả là thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường cũng là một nguyên nhân. Bệnh Celiac: Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, dẫn đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi với các triệu chứng liên quan tình trạng kém hấp thu như đau bụng, khó tiêu. Một số bệnh ung thư buồng trứng, dạ dày hoặc tuyến tụy có thể khiến cảm thấy no nhanh, mặc dù bệnh nhân không ăn nhiều.

Phân đen

Phân rất sẫm màu hoặc đen có thể là do đang chảy máu ở phần trên của đường tiêu hóa. Nhưng nó cũng có thể là do đồ ăn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân.

Cơn đau đột ngột

Phình động mạch chủ bụng xảy ra khi động mạch chủ đoạn bụng có một chỗ phình to hơn. Nếu chỗ phình to vỡ có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng. Điều này hay gặp với người lớn trên 65 tuổi. Là nam giới và hút thuốc là hai trong số những yếu tố nguy cơ chính. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng liên tục. Bệnh nhân cũng có thể sờ thấy nhịp đập gần rốn. Nếu có vết rách chỗ phình sẽ gây đau như xé, đột ngột. Hãy đưa người bệnh đi cấp cứu nếu bị đau dữ dội hoặc đột ngột.

Cảm giác đói cồn cào

Loét dạ dày thường gây ra cảm giác cồn cào, nóng rát ở giữa bụng, có thể có cảm giác giống như cơn đói cồn cào. Bạn có thể cảm thấy cảm giác đói cồn cào hoặc nóng rát di chuyển lên cổ hoặc lan ra sau lưng.

Tiêu chảy liên tục

Nếu mức độ bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đi ngoài nhiều lần trong một ngày, kéo dài từ 1-2 ngày. Mặt khác, tiêu chảy kéo dài khi triệu chứng tiêu chảy xuất hiện trên 14 ngày, chia làm 3 loại là tiêu chảy cấp tính (gọi tắt là tiêu chảy cấp), tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mạn tính.

Nguyên nhân có thể là hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD) hoặc tổn thương đại tràng, nhiễm ký sinh trùng Lamblia, Amip, hoặc dị ứng thực phẩmCác triệu chứng đường tiêu hóa không bao giờ được bỏ qua

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Người mắc hội chứng ruột kích thích IBS nên ăn gì, kiêng gì hiểu quả?

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh ăn loại thực phẩm nào

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm dạ dày

Men vi sinh đường tiêu hóa, Probiotics, có tốt cho bệnh viêm dạ dày không?

Chế độ ăn kiêng cho người viêm loét dạ dày, tá tràng: nên, không nên ăn gì

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác