Cách điều trị khi bị sốt nóng lạnh tại nhà cực hiệu quả

4/13/2023 10:52:00 AM
Thời tiết thay đổi thất thường nóng ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người gặp tình trạng sốt nóng lạnh. Khi bị sốt nóng lạnh cơ thể cảm thấy mệt mỏi,  lúc nóng, lúc lạnh thân nhiệt không ổn định

 

Cách điều trị khi bị sốt nóng lạnh tại nhà cực hiệu quả

Thời tiết thay đổi thất thường nóng ẩm tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển khiến nhiều người gặp tình trạng sốt nóng lạnh. Khi bị sốt nóng lạnh cơ thể cảm thấy mệt mỏi,  lúc nóng, lúc lạnh thân nhiệt không ổn định. Vậy phải điều trị như thế nào?

Tình trạng sốt nóng lạnh là hiện tượng cơ thể tăng lên một cách thất thường, cơ thể cảm giác lạnh trong người. Nguyên nhân này do các tác nhân gây bệnh hoặc tự miễn đã khiến cho cơ thể phản ứng lại và loại bỏ các tác nhân ra bên ngoài. Khi đó cơ thể của chúng ta sẽ cảm thấy lạnh vào lúc đầu, sau đó thân nhiệt ổn định, có dấu hiệu tăng lên khiến cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến sốt nóng lạnh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt nóng lạnh nhưng nguyên nhân chính có thể do các nguyên nhân chủ yếu như:

+ Thời tiết giao mùa, thời tiết nồm ẩm khiến cho nhiệt độ môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột sẽ dẫn tới những phản ứng khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược và có biểu hiện sốt nóng lạnh.

+ Những luồng  gió lạnh từ môi trường bên ngoài tác động vào sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể bị thay đổi đột ngột và dẫn đến sốt nóng lạnh đau đầu, cơ thể nhức mỏi, kèm theo ho, hắt hơi, đau họng.

Hướng dẫn cách điều trị sốt nóng lạnh tại nhà

Khi bị sốt nóng lạnh nên cần được điều trị sớm giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tránh những biến chứng trở nên nặng hơn. Khi bị sốt nóng lạnh điều đầu tiên chính là phải tìm biện pháp cho người bị sốt nóng lạnh hạ sốt.

Để hạ sốt nóng lạnh tại nhà hiệu quả có thể áp dụng một số phương pháp dân gian như xông hơi bằng nước các loại lá chữa bệnh (ví dụ như lá chanh, bưởi, ngải cứu), ăn cháo nóng (cháo hành, cháo tía tô, cháo đậu xanh, cháo thịt bằm gừng tươi),...

Nếu trong trường hợp sốt cao trên 38,9°C, kèm theo cảm giác nóng lạnh, cơ thể mệt mỏi, các cơ đau nhức, đau đầu, chóng mặt và gây khó chịu cần điều trị bằng thuốc hạ sốt không kê đơn. Có thể sử dụng thuốc có chứa hoạt chất paracetamol (acetaminophen) để hạ sốt, giảm nhẹ cảm giác nóng lạnh. Sử dụng thuốc cách 4 đến 6 giờ một lần, cho đến khi hết sốt

Khi bị sốt nóng lạnh nên ưu tiên các loại thức ăn loãng giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn như cháo, canh, súp nóng hay bổ sung thêm một số loại nước ép giàu vitamin từ trái cây, rau củ, bổ sung nước cho cơ thể.

Đồng thời, phòng của người bị sốt nóng lạnh nên ở phòng thoát mát, không bí bách, tránh tiếp xúc với nhiều người, tránh nhiều người thân thăm nom gây ngột ngạt không khí không có lợi cho quá trình hồi phục của người bị bệnh.

Tránh đồ uống có chứa caffein, bao gồm cả cà phê và trà, vì chúng có thể làm cho tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn do đi tiểu nhiều. Khi bị sốt nóng lạnh không nên ăn nhiều mật ong, kẹo ngọt và tinh bột, các thức ăn cay nóng như tỏi, ớt, tiêu

Tuy nhiên, khi bị sốt nóng lạnh kéo dài, xuất hiện tình trạng sốt kèm theo cứng cổ, lú lẫn hoặc tình trạng kích động, sốt trên 39,5 độ C kéo dài hơn hai giờ và không cải thiện sau khi điều trị tại nhà, sốt kéo dài hơn hai ngày, phát ban, nhạy cảm với ánh sáng chói, mất nước, co giật,... cần được đưa đến viện, các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hạ sốt đúng cách cho trẻ bị nhiễm Covid-19, nhanh dứt cơn sốt cao

Biến thể Delta gây bệnh ở trẻ em như thế nào?

Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19

Bệnh thủy đậu: các giai đoạn, triệu chứng, biến chứng, phòng ngừa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác