Cách uống rượu bia ngày Tết tránh ảnh hưởng sức khỏe, hệ tiêu hóa

1/29/2024 4:23:00 PM
Vào những ngày nghỉ lễ Tết nhiều cuộc liên hoan tổ chức khiến chúng ta uống nhiều rượu bia. Uống quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp,… mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

 

Uống rượu bia trong ngày Tết là điều khó tránh khỏi, nhưng nên uống rượu bia như thế nào trong những ngày Tết sắp tới để tránh ảnh hưởng sức khỏe, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh không phải ai cũng nắm rõ.

Vào những ngày nghỉ lễ Tết nhiều cuộc liên hoan tổ chức khiến chúng ta uống nhiều rượu bia. Uống quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp,… mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Uống nhiều rượu bia khiến cơ thể dễ gặp phải tình trạng tức bụng, khó chịu,.... Thậm chí, nếu không ăn uống gì chỉ uống rượu bia khi đó các loại đồ uống này đi vào cơ thể sẽ sẽ kích thích niêm mạc ruột, đại tràng nên dễ phát sinh đầy hơi, khó tiêu, thậm chí làm tổn thương niêm mạc đại tràng, gây nên các vết viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng,…

Ngoài ra, uống nhiều còn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiều hóa, vi khuẩn có hại nhiều hơn vi khuẩn có lợi từ đó gây tình trạng ăn uống không ngon, kém hấp thu thức ăn, sụt cân,…

Để đảm bảo sức khỏe, hệ tiêu hóa trong những ngày nghỉ lễ Tết đối với nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang, 60 ml rượu whisky. Đối với phụ nữ mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Ngoài ra, để tránh tác hại của bia rượu với sức khỏe chúng ta nên:

+ Không nên pha rượu bia bia và các chất kích thích bởi chúng gây ngộ độc cấp như chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi, táo bón, thậm chí mất tri giác và tử vong khi nồng độ cồn trong máu tăng quá cao.

+ Hạn chế uống rượu khi đói vì dạ dày rỗng khiến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh gây choáng váng nguy hiểm cho sức khỏe.

+ Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ bất thường.

+ Sau khi uống rượu bia tuyệt đối không lái xem tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn, dễ bị ngã, va chạm, chấn thương

+ Không tiếp xúc môi trường lạnh sau khi uống rượu bởi chất ethanol có trong rượu bia làm giãn mạch máu da, kèm cảm giác cháy ở cổ họng khiến bạn cảm thấy ấm hơn. Nhưng nếu đột ngột tiếp xúc với môi trường lạnh có thể bị nhiễm lạnh do mạch máu dưới da bị giãn, tăng thoát nhiệt nên dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí đột quỵ.

+ Nên ăn lót dạ trước uống rượu bia tránh ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày. Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

+ Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày.

+ Không nên uống rượu với caffeine bởi theo các chuyên gia sức khỏe cho biết rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ. Caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều.

Sau khi uống rượu cơ thể sẽ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đi đứng loạng choạng, mất kiểm soát hành vi, nếu uống nhiều, uống rượu không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu. Để đảm bảo sức khỏe, tránh đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi sau uống rượu nên uống các loại đồ uống giải rượu, tránh ảnh hưởng đến dạ dày, hệ tiêu hóa như: nước gừng hoặc trà gừng, ước chanh, nước cam, bánh mì, cháo trắng hay một số món ăn, đồ uống dễ hấp thụ uống sữa, nước hoa quả có đường, nước canh... giúp giải rượu.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết ăn thịt đông dịp Tết tránh tích mỡ, tăng cân

Top các món ăn gây đau dạ dày ngày Tết

Làm thế nào phòng ngừa rối loạn tiêu hóa trong ngày Tết

3 cách giải rượu cực sai lầm nguy hiểm cho sức khỏe

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác