Cần có điều luật để trừng trị tội mua bán nội tạng người

7/30/2016 2:48:12 PM
Trên thực tế, khi khả năng cắt ghép các bộ phận trên cơ thể đã đạt đến mức độ đỉnh cao thì tình trạng mua bán nội tạng người bất hợp pháp đã xảy ra trên toàn thể giới, trong đó Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp nội tạng người nhộn nhộn nhịp nhất.

 

Trên thực tế, khi khả năng cắt ghép các bộ phận trên cơ thể đã đạt đến mức độ đỉnh cao thì tình trạng mua bán nội tạng người bất hợp pháp đã xảy ra trên toàn thể giới, trong đó Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp nội tạng người nhộn nhộn nhịp nhất.

Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam chưa có pháp luật điều chỉnh hay pháp luật còn quá nương tay đối với loại tội phạm này.  Giải đích về vấn đề trên, thượng tá Đinh Văn Trình cho rằng vấn đề quan trọng khiến việc xử lý loại tội phạm môi giới, buôn bán nội tạng người gặp khó khăn là thiếu quy định pháp luật.

Mua bán người là tội ác vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Loại hình phạm tội này đang có diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi. Ở Việt Nam, loại tội phạm này đã diễn ra trên cả 63 tỉnh thành. Các cơ quan chức năng cho biết, mua bán người hiện không chỉ xảy ra với phụ nữ, trẻ em mà còn cả nam giới, trẻ sơ sinh, trong đó đặc biệt cảnh báo về loại hình tội phạm mua bán người để lấy nội tạng. Các đối tượng phạm tội buôn bán nội tạng coi con người là dạng hàng hóa đặc biệt, dễ kiếm lời, thu hồi vốn nhanh song khó bị phát hiện, khó điều tra và xử lý pháp luật, nhất là với những đường dây hoạt động xuyên quốc gia.

"Ở Việt Nam, cơ quan chức năng đã phát hiện một số đường dây buôn bán nội tạng, có đường dây tổ chức đưa người Việt Nam vượt biên trái phép sang Trung Quốc bán, sau đó đưa nạn nhân vào các cơ sở y tế tư nhân tại đây để bán thận rồi đưa trở về Việt Nam. Ở trong nước, hiện tượng mua bán thậncũng đã xảy ra, trong đó có ở tại một số bệnh viên có khả năng ghép tạng như bệnh viện Trung ương Huế. Các đối tượng đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và khó khăn của người bị hại để mô giới bán thận".

Thượng tá Đinh Văn Trình – Phòng Phòng chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phân tích: “Mua bán người ở Việt Nam và các nước trên thế giới có tính xuyên quốc gia và phức tạp. Trước đây, tội phạm mua bán người để bóc lột tình dục, sức lao động nhưng hiện nay, tình trạng mua bán nội tạng từ Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cũng như buôn bán nội tạng trong nước cũng đã xuất hiện. Đây là một dạng biến tướng mới của buôn bán người".

"Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam còn chưa quy định hành vi mua bán thận và nội tạng thành một tội. Ngoài ra, hành vi môi giới mua bán nội tạng cũng chưa được xác định là một tội trong luật hình sự", Thượng tá Đinh Văn Trình cho biết.

Luật hiện hành mới chỉ dừng lại ở việc mô tả những hành vi bị nghiêm cấm mà chưa có văn bản quy định cụ thể chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm này. Trong lĩnh vực hình sự mới chỉ có một số ít điều luật có liên quan đến hành vi vi phạm như sau:

+Tội mua bán người (Điều 119 Bộ luật hình sự) quy định tại điểm D khoản 2, phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm nếu có hành vi “để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân”;

+Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 246 Bộ luật hình sự) quy định tại khoản 1 là người nào “có hành vi khác xâm phạm thi thể” thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Theo Thượng tá Đinh Văn Trình, để phòng chống loại tội phạm này, điều cần thiết nhất là phải hình sự hóa các hành vi mua bán nội tạng, hành vi môi giới để mua bán nội tạng. Bên cạnh đó, cơ quan công an cũng cần phải có sự phối hợp giữa với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan để lập lại trật tự về quy trình quản lý nội tạng nước ta, tạo ra một ngân hàng thuận lợi hơn cho những người có mong muốn hiến tạng cũng như có nhu cầu ghép tạng. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần tập trung xác minh, triệt phá những đường dây, đối tượng có tổ chức việc đưa người ra nước ngoài cũng như thu gom, môi giới giữa người bán tạng với người có nhu cầu ghép tạng.

Để ngăn chặn tình trạng buôn bán nội tạng người, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 30/7 hàng năm là ngày toàn dân phòng chống mua bán người. và năm 2016 sẽ là năm đầu tiên phát động ngày này tại Việt Nam.

Với những phân tích về lỗ hổng luật pháp liên quan đến buôn bán nội tạng người, hy vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm đưa ra những bộ luật về hành vi mua bán nội tạng người, đồng thời xử lý nghiêm khắc và triệt để, hạn chế những hậu quả đáng thương tâm sẽ xảy ra.

Tổng hợp

Các tin khác