Cẩn trọng dễ mắc 5 chứng bệnh sau mưa ngập

6/1/2022 4:23:00 PM
Những ngày mưa nhiều khiến đường ngập lụt, nhiều người phải dành nhiều giờ ngâm chân dưới làn nước mưa. Mưa nhiều không chỉ gây ngập úng mà còn khiến chúng ta dễ mắc 5 chứng bệnh sau đây cần đặc biệt cẩn trọng.

 

Cẩn trọng dễ mắc 5 chứng bệnh sau mưa ngập

Những ngày mưa nhiều khiến đường ngập lụt, nhiều người phải dành nhiều giờ ngâm chân dưới làn nước mưa. Mưa nhiều không chỉ gây ngập úng mà còn khiến chúng ta dễ mắc 5 chứng bệnh sau đây cần đặc biệt cẩn trọng.

Những chứng bệnh cần cẩn trọng sau khi mưa ngập

Đau mắt đỏ

Do điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm xâm nhập vào nguồn nước sạch hay nguồn nước sạch không đảm bảo do nhiều nguyên nhân trong mùa mưa ngập là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau mắt đỏ gây khó chịu cho nhiều người. Bệnh đau mắt đỏ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn đều dễ mắc phải. Những khu vực thường xuyên bị ngập, nước đọng lại nhiều, khu vực bị ô nhiễm, nguồn nước không đảm bảo rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ.

Bệnh về da

Sau những cơn mưa lớn trút xuống nhiều khu vực, tuyến phố thoát nước không kịp, khu vực trũng thường gặp tình trạng ngập lụt hàng tiếng đồng hồ, gây khó khăn cho nhiều người đi lại, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của nhiều người. Khi phải ngâm chân dưới nước hàng nhiều giờ đồng hồ, nguồn nước bị ô nhiễm hãy cẩn trọng với các chứng bệnh về da như bệnh nấm da, nấm bàn tay, bàn chân, nấm kẽ ngón, nấm da đầu, nấm móng, nấm bẹn...viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, ghẻ, nhiễm trùng da,...

Sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh rất dễ phát sinh vào mùa mưa lũ, ngập lụt. Có nhiều người đã mắc sốt xuất huyết sau mưa ngập là do nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh, người dân không đảm bảo công tác phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết tốt, ngủ không mắc màn,...

Bệnh đường tiêu hóa

Một trong những bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe khi mùa mưa lũ đến chính là các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...) hoặc a-míp, Giardia. Nhóm các bệnh đường tiêu hóa này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

Những khu vực xảy ra mưa lớn, lũ lụt, đường ngập khiến các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sạch bị ô nhiễm, khi đó trong nước có vi khuẩn tả thì cực kỳ nguy hiểm vì chúng có khả năng lây lan nhanh chóng. Bên cạnh mắc bệnh tiêu chảy cấp nhiều người có thể bị tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, Campylobacter...

Bệnh đường hô hấp

Những ngày mưa ngập dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi, viêm họng, cảm cúm,...Dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp sau những ngày mưa ngập là đau họng khi nuốt, sốt, rát cổ họng, ho do kích ứng ở đường hô hấp trên, sổ mũi, khàn tiếng, khó thở

Do những ngày ngập lụt cơ thể thường xuyên tiếp xúc với nước trong thời gian dài, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, sức đề kháng kém, tạo điều kiện cho các bệnh về đường hô hấp phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Phòng tránh bệnh thường gặp trong mùa mưa

+ Thường xuyên rửa tay với xà phòng

+ Rửa mặt, tắm bằng nước ấm sạch sau khi đi mưa về để phòng ngừa các bệnh thường gặp trong mùa mưa

+ Phòng ngừa đau mắt đỏ hãy sử dụng nước muối sinh lý để rửa mắt thường xuyên ngày 3 lần

+ Cần chăm sóc và bảo vệ da kỹ hơn trong mùa mưa bão tránh các bệnh về da

+ Thực hiện ăn chín uống sôi, trước khi ăn cần đảm bảo rửa tay thật sạch, sử dụng nước sạch để rửa các thực phẩm trước khi chế biến

+ Bảo quản thức ăn cẩn thận, tránh ruồi muỗi bâu vào thức ăn,...

+ Diệt muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng và phòng chống muỗi đốt.

+ Hạn chế lội hay ngâm mình trong nước bẩn, nếu bắt buộc phải lội, nên đi giày, ủng, găng tay để bảo vệ da

+  Đậy kín các dụng cụ chứa nước như bể nước, chum, vại, lu; lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Khi nước rút, người dân cần dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh

+ Bỏ muối hay nhỏ dầu hỏa vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), thường xuyên thay rửa lọ hoa. Phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi ở...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ

Nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Làm thế nào để đói phó với dịch đau mắt đỏ

Bệnh viêm da cơ địa là bệnh gì?

Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa là gì?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác