Cắt tỉa cây thủy sinh: hướng dẫn chăm sóc sau cắt tỉa

12/9/2020 10:05:00 AM
Nếu chúng ta không theo dõi, cắt tỉa cây thủy sinh chúng sẽ mọc quá cao, bố cục trong hồ thủy sinh bị phá vỡ, trở lên kém hấp dẫn. Bởi một số cây thủy sinh thân đốt, cây thủy sinh ưa nắng có tốc độ phát triển rất nhanh.

 

Nếu không cắt tỉa cây thủy sinh cây sẽ mọc quá cao, bố cục trong hồ thủy sinh trở nên kém hấp dẫn. Nhưng cắt tỉa cây thủy sinh như thế nào không làm hại cây hay sau khi cắt tỉa cây thủy sinh thì phải làm gì thì nhiều người chưa nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách cắt tỉa cây thủy sinh, chăm sóc cây thủy sinh sau khi cắt tỉa.

Cây thủy sinh phát triển tốt khi nền, ánh sáng, nhiệt độ, CO2,…phối hợp hài hòa tạo ra môi trường lý tưởng tạo điều kiện cho cây thủy sinh phát triển. Nhưng nếu chúng ta không theo dõi, cắt tỉa cây thủy sinh chúng sẽ mọc quá cao, bố cục trong hồ thủy sinh bị phá vỡ, trở lên kém hấp dẫn. Bởi một số cây thủy sinh thân đốt, cây thủy sinh ưa nắng có tốc độ phát triển rất nhanh. Do đó việc cắt tỉa cây thủy sinh thường xuyên sẽ mang lại vẻ đẹp cho hồ thủy sinh của chúng ta.

Sử dụng kéo chuyên dụng cắt tỉa cây thủy sinh

Không phải chúng ta có thể sử dụng bất kỳ loại kéo nào để cắt tỉa cây thủy sinh mà khi cắt tỉa tránh làm hại đến đây chúng ta cần sử dụng kéo chuyên dụng cắt tỉa cây thủy sinh.

Loại kéo chuyên dụng cắt tỉa cây thủy sinh có phần lưỡi sắc, phần thân và cán dài. Phần lưỡi của kéo bén tạo những vết cắt ngọt, không làm dập những tế bào của cây hay bề mặt vết cắt, giảm tổn thương cho cây trong quá trình cắt tỉa.

Phần thân, cán dài của kéo chuyên dụng giúp cho người chăm sóc có thể chạm đến những góc, ngách trong hồ thủy sinh.

Những loại cây thủy sinh có thân ngắn, cần tỉa sát xuống mặt nền người chăm sóc có thể sử dụng những kéo cắt tỉa có lưỡi cong lượn, kích cỡ kéo có khác nhau tùy theo từng loại cây thủy sinh.

Hướng dẫn cách cắt tỉa cây thủy sinh

Cây thủy sinh thân đốt:

Cây thủy sinh thân đốt mọc rất nhanh nếu không cắt tỉa thường xuyên những ngọn của chúng sẽ nhanh chóng vượt đến mặt nước, mọc đập dềnh trên mặt nước, gây mất vẻ đẹp vốn có của bể thủy sinh.

Khi cắt tỉa bạn hãy lần theo những đường nét của vật liệu chính trong bố cục của bể thủy sinh như lũa, đá để tạo hướng cho những lần cắt tỉa tiếp theo.

Nhiều ngọn của cây thủy sinh sẽ mọc từ thân sau khi cắt từ từ 1-2 tuần. Do đó ở lần cắt tỉa thứ 2 và những lần sau vị trí cắt tỉa hãy cao hơn lần cắt tỉa trước. Điều này giúp cây thủy sinh tạo nhiều nhánh mới, thân và lá của chúng trở lên tốt hơn, um tùm hơn.

Lưu ý:

Đôi khi sẽ có những ngọn mọc vượt trội trước những ngọn còn lại do đó chúng ta có thể cắt bỏ chúng ngay lập tức.

Những cây thủy sinh mọc sát nền:

Những cây thủy sinh mọc sát nền như Trân Châu Nhật, Riccia,…cần phải tỉa mỏng sát xuống nền của hồ thủy sinh càng nhiều càng tốt nếu không chúng sẽ phát triển và mọc thành thảm dày, lấn át các các khu vưc khác trong hồ thủy sinh.  Đối với những loại cây thủy sinh mọc sát nền bạn có thể sử dụng kéo cắt tỉa có lưỡi cong lượn.

Dương xỉ mọc trên lũa:

Dương xi thuộc loại Microsorium sp, mọc trên lũa chúng ta cần cắt bỏ lá lớn thường xuyên. Việc này sẽ khiến lá dương xỉ sẽ nhỏ dần, bụi dương xỉ sẽ đẹp hơn, bố cục trong hồ vì thế mà không bị phá vỡ, tránh tạo cảm giác bức bối, ngột ngạt cho bố cục.

Rêu willow moss bám trên gỗ lũa:

Rêu willow moss bám trên gỗ lũa nếu để chúng phát triển tự do chúng sẽ nhanh chóng phủ kín gỗ lũa khiến cho gỗ lũa của bạn trở lên rốm rắm, bờm xờm, phá hỏng sự cân bằng tổng thể của bố cục trong hồ thủy sinh.

Chúng ta có thể tỉa rêu willow moss bằng cách dùng tay bứt rêu willow moss đến một mức nào đó và dùng kéo cắt tỉa thêm cho đẹp.

Cây thủy sinh họ nhà Ngưu Mao Chiên

Những loại cây thủy sinh họ nhà Ngưu Mao Chiên cần được cắt tỉa định kỳ, thường xuyên bởi chúng phát triển rất nhanh.

Khi cắt tỉa cây thủy sinh họ nhà Ngưu Mao Chiên ngắn xuống khoảng 1cm từ gốc lá mới sẽ mọc rất nhanh và thảm thủy sinh họ nhà Ngưu Mao Chiên sẽ đẹp trở lại, bố cục không bị rối, gọn gàng.

Chăm sóc cây thủy sinh sau khi cắt tỉa

Thay nước sau khi cắt tỉa cây thủy sinh:

Khi cắt tỉa cây thủy sinh những vị trí cây bị cắt sẽ bị tổn thương trong khi bộ dễ, phần lá còn lại vẫn dồn dinh dưỡng đến những ngọn bị cắt tỉa liên tục. Điều này dẫn đến hiện tượng dễ bị thối, rữa từ chỗ bị cắt tỉa lây lan xuống cả thân cây.

Việc thay nước sau khi cắt tỉa có tác dụng làm giảm nồng độ dinh dưỡng dồn về ngọn, giảm khả năng thối rữa, giảm hóa chất cảm nhiễm được cây thủy sinh tiết ra trong nước.

Bên cạnh đó, một số cây thủy sinh khi bị cắt tỉa chúng sẽ ngừng phát triển, ngừng hấp thụ dinh dưỡng trong nước vài ngày khiến gây ra tích tụ dinh dưỡng, rêu hại bùng phát. Việc thay nước sau khi cắt tỉa cây sẽ hạn chế được vấn đề này.

Khử Clo nước mới:

Những cây thủy sinh bị tổn thương sau khi cắt tỉa, những vết thương của cât dễ bị nồng độ Clo thấp trong nước làm thối rữa thậm chí bị chết. Do đó, để đảm bảo hãy khử Clo nước mới trước khi chuyển vào hồ thủy sinh.

Hạn chế châm phân nước đa vi lượng vài ngày sau khi cắt tỉa.

Nhiều người châm phân nước đa vi lượng sau khi cắt tỉa vì nghĩ rằng sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt hơn nhưng điều này chỉ làm tăng nguy cơ bùng phát rêu hại rong hồ thủy sinh.

Chúng ta có thể châm một lượng nhỏ phân nước đa vi lượng để những lá cây chưa bị tỉa dùng dinh dưỡng bộ phụ bộ rễ để phục hồi cây. Chúng ta có thể châm một số hormone sau khi cắt tỉa lá như:  ADA Green Gain Plus, Seachem Advance, Seachem Envy và Nuphar Faster để giúp cây giảm stress, hồi phục nhanh hơn.

Cho cá cảnh ăn thức ăn ít lại

Việc cho cá cảnh ăn ít thức ăn có tác dụng làm giảm nguy cơ rêu hại phát triển và giúp chúng ta có nhiều thời gian để quan sát và phát hiện những điều bất ổn để kịp thời khắc phục.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác