Chóng mặt ngoại biên: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

11/28/2020 3:31:00 PM
Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị chóng mặt ngoại biên, bạn có rất nhiều người đồng hành. Đây là loại chóng mặt phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp là do tai trong có vấn đề, nơi kiểm soát sự thăng bằng.

 

Chóng mặt hay còn gọi là choáng là sự nhận thức về cử động khi không có cử động xảy ra. Điển hình bệnh nhân thường mô tả là cảm giác phòng quay xung quanh, nếu đang đứng thì không đứng vững có thể ngã hoặc khụy xuống. Chóng mặt là một triệu chứng của một tình trạng sức khỏe, không phải là một căn bệnh. Bác sĩ cần tim ra nguyên nhân là gì để điều trị cho bạn.

Có hai dạng chóng mặt phổ biến nhất: chóng mặt trung ương và ngoại biên.

Điều gì gây ra chứng chóng mặt ngoại biên?

Nếu bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị chóng mặt ngoại biên, bạn có rất nhiều người đồng hành. Đây là loại chóng mặt phổ biến nhất. Hầu hết các trường hợp là do tai trong có vấn đề, nơi kiểm soát sự thăng bằng.

Các nguyên nhân phổ biến nhất của vấn đề tai trong dẫn đến chóng mặt ngoại biên là:

+ Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV)

+ Viêm thần kinh tiền đình

+ Bệnh Meniere

BPPV là một tình trạng làm cho các tinh thể nhỏ lỏng lẻo và bắt đầu trôi nổi trong chất lỏng của tai trong. Sự chuyển động của các tinh thể, chất lỏng khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Đôi khi chấn thương tai có thể dẫn đến BPPV.

Viêm dây thần kinh tiền đình gây ra những cơn chóng mặt dữ dội đến đột ngột và kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Các bác sĩ cho rằng nhiễm vi rút có thể là nguyên nhân.

Bệnh Meniere là tình trạng kết hợp các triệu chứng chóng mặt với thỉnh thoảng mất thính lực. Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra nó, mặc dù căng thẳng có thể là nguyên nhân khởi phát, cùng với việc ăn mặn hoặc uống caffeine và rượu.

Có một số tình trạng khác của tai trong cũng dẫn đến chóng mặt ngoại biên, bao gồm:

+ Viêm tai giữa

+ Lỗ rò Perilymph

+ Hội chứng suy giảm kênh bán nguyệt trên (SSCDS)

Viêm tai giữa có thể do nhiễm virus ở tai trong. Lỗ rò Perilymph có thể do chấn thương đầu hoặc thay đổi áp suất đột ngột, chẳng hạn như do lặn biển. SSCDS có thể do sự cố vỡ một phần xương của ống dẫn chất lỏng trong tai trong.

Ngoài ra nguyên nhân còn do:

+ Nhiễm độc tai (do thuốc): Dùng các loại thuốc như là aminoglycoside, furosemide..

+ Chóng mặt sau chấn thương

+ Các u gốc cầu tiểu não

Phương pháp điều trị chóng mặt, choáng

Có 04 phương pháp điều trị khác cho cả hai loại chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương.

- Sử dụng liệu pháp vật lý:

Các bài tập tiền đình (nghiệm pháp Epley,..), các thủ thuật phóng thích thạch nhĩ.

- Sử dụng thuốc:

Thuốc chống nôn, thuốc điều trị chóng mặt, thuốc tăng tuần hoàn tai trong, thuốc an thần.

Phẫu thuật:

Bệnh nhân bị Meniere kháng trị, thính lực bị thương tổn, thực hiện phẫu thuật u (u dây thần kinh VIII) ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình.

- Sử dụng liệu pháp tâm lý

Suckhoecuocsong.vn (Dịch theo webmd)

Các tin khác