Chóp mũi và tai là hai bộ phận sợ lạnh nhất vì sao?

10/25/2018 8:43:36 AM
Người là động vật máu nóng, luôn duy trì thân nhiệt ở khoảng 37°C. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống rất thấp, vì phải duy trì thân nhiệt do bị không khí hấp thụ mất đi, con người cảm thấy lạnh giá. 

 

Người là động vật máu nóng, luôn duy trì thân nhiệt ở khoảng 37°C. Khi nhiệt độ bên ngoài xuống rất thấp, vì phải duy trì thân nhiệt do bị không khí hấp thụ mất đi, con người cảm thấy lạnh giá. Nước đóng băng ở 0°C, nếu nhiệt độ ngoài trời ở dưới mức đó, con người không được ủ ấm thì máu sẽ đông lại như băng, các tổ chức trong cơ thể sẽ bị tê liệt.

Vậy chẳng có ai ngốc nghếch đến mức ở trần chịu rét. Người ta sẽ mặc lên người những quần áo, giầy tất, găng mũ chống rét. Thế nhưng đâu có thể che kín tất cả mọi chỗ. Mắt phải nhìn, tai phải nghe, miệng phải ăn, mũi phải thở, nghĩa là phần mặt khó giữ ấm được.

Mũi và tai là hai bộ phận sợ lạnh nhất vì chúng không những nhô lên khỏi đầu mà còn bị thò ra ngoài giá rét. Thể tích thì bé mà diện tích tiếp xúc với không khí so với chúng lại không bé, làm chúng bị tản nhiệt rất nhanh, rất nhiềụ.

Nước nóng để trong ấm lâu nguội nhưng rót ra chén sẽ nguội nhanh hơn. Đặc biệt đối với tai, nó chỉ là hai bản mỏng, hai mặt là da và một ít sụn, phần cơ rất ít, bị tiếp xúc với không khí lạnh, nhiệt lượng trên tai đã ít lại rất nhanh bị mất đi, còn nhanh hơn là ở mũi, nên tai dễ bị cóng, bị buốt như mũi nhưng sớm hơn.

Ngoài ra, máu mang theo nhiệt cơ thể tuần hoàn đến các điểm xa như ngón chân, ngón tay, chóp mũi, vành tai, cũng bị "nguội" bớt đi. Máu đến được những nơi này nhiệt đã bị thấp đi, lại bị thất thoát nhanh do bị lộ ra ngoài trời. Tai và mũi rất dễ bị lạnh cóng, rất cần sự quan tâm bảo vệ.

Người phương Bắc có kinh nghiệm khi buộc phải ra ngoài trời giá rét, là không đi một mình, dù chỉ là với một con chó và quan tâm bảo vệ tai, mũi cẩn thận. Con người không phải lúc nào cũng làm được mọi thứ.

Suckhoecuocsong.com.vn 

Các tin khác