Cơm rượu (cơm rượu nếp) mang lại lợi ích gì cho sức khỏe

6/21/2023 4:36:00 PM
Cơm rượu hay cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm đẹp da mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách.

 

Cơm rượu hay cơm rượu nếp là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu không chỉ giúp kích thích hệ tiêu hóa, làm đẹp da mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ theo quan niệm dân gian, vào ngày này nếu ăn rượu cái hay cơm rượu vào lúc sáng sớm sẽ giúp tiêu diệt sạch sâu bọ trong cơ thể nhờ vào đặc tính cay, nóng, chua của cơm rượu. Đây được biết đến là một nét đẹp văn hóa được duy trì cho đến ngày nay.

Cơm rượu được làm từ nếp cẩm, nếp cái hóa vàng,... Tại miền bắc cơm rượu được làm từ gạo lứt nếp hoặc gạo nếp cẩm, gạo được giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài tiếp tục ủ lên men với men rượu.

Tại khu vực miền Trung và miền Nam, cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp ủ cùng men rượu hoặc men ngọt.

Không chỉ là món ăn tinh thần được duy trì đến ngày nay mà loại cơm rượu nếp này còn giàu chất dinh dưỡng như tinh bột, vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa anthrocyamin tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:

Kích thích tiêu hóa

Trong quá trình làm cơm rượu, cơm rượu được lên men nhờ khuẩn lactic, chuyển hóa tinh bột thành đường. Do đó, quá trình lên men này rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện vấn đề táo bón, ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bệnh tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các chất xơ, axit trong cơm rượu hỗ trợ ngăn ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu, cải thiện tiêu hóa... Những người chán ăn, tiêu hóa kém có thể ăn một lượng nhỏ cơm rượu giúp đường ruột vận động trơn tru, kích thích tiêu hóa, củng cố hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Khi thưởng thức cơm rượu nếp cùng các món ăn lành mạnh như rau xanh, trái cây giàu vitamin cộng với men từ trong cơm rượu có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột

Thải độc gan

Uống nhiều bia rượu gây hại cho gan cũng như nhiều bộ phận khác cho co thể nhưng nếu ăn cơm rượu đúng cách sẽ giúp thải độc gan, bảo vệ gan. Thông thường, cơm rượu nếp thường có nồng độ cồn thấp nhưng lại chứa nhiều nhiều vitamin tốt cho gan như vitamin B, vitamin E cùng nhiều loại vitamin khác. Các loại vitamin này hỗ trợ chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường thải độc giúp gan khỏe mạnh

Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu

Cơm rượu chứa hàm lượng sắt nhiều nhất là loại cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Khi ăn cơm rượu đúng cách, số lượng phù hợp hàm lượng sắt trong cơm rượu sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Hỗ trợ giảm cân

Cơm rượu khi được ăn đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng chuyển hóa chất đạm và chất béo từ đó có thể hỗ trợ kiểm soát tốt cân nặng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

Làm đẹp da

Cơm rượu nếp có chứa nhiều vitamin B, vitamin E cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Khi ăn thường xuyên với lượng phù hợp giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da, khỏe da từ sâu bên trong.

Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp

Gạo nếp lứt chứa hàm lượng canxi cao, hàm lượng canxi trong rượu nếp vẫn giữ nguyên vẹn khi lên men thành rượu cái. Do vậy khi ăn lượng cơm rượu phù hợp sẽ giúp bổ sung canxi tự nhiên cho cơ thể, củng cố hệ xương, ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp.

Nuôi dưỡng, làm trắng da

Nếu dùng cơm rượu nguyên chất hay kết hợp với sữa chua không đường, sữa tươi, trứng gà, mật ong làm mặt nạ chăm sóc da thường xuyên từ 2-3 lần/tuần sẽ giúp làn da tươi trẻ, láng mịn, hạn chế lão hóa da, trẻ hóa da.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng đây không phải là món ăn nên ăn nhiều, ăn thường xuyên. Do đó, nên ăn cơm rượu sau bữa ăn sáng, không nên ăn lúc bụng đói. Vị chua từ cơm rượu có thể làm tăng axit khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, tăng nguy cơ ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, cơm rượu nếu càng ủ lâu, quá trình lên men càng nhiều sẽ khiến nồng độ cồn tăng cao. Do đó nên ăn một lượng cơm rượu nhỏ để tránh bị say. Những người bệnh tiểu đường không nên ăn quá 50 g cơm rượu nếp cho mỗi lần ăn, hay những người đang gặp vấn đề về dạ dày, dị ứng, người mắc bệnh chàm, trẻ nhỏ,... không nên ăn nhiều cơm rượu nếp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ

Dưa hấu sau khi cắt để được bao lâu trong tủ lạnh?

Loại đồ uống gây mất nước cực nhanh không nên uống ngày hè nóng nực

Bật mí cách ăn mận để không bị nóng trong, cách chọn mận ngon

Lý giải nguyên nhân người miền trong ăn thịt vịt vào Tết Đoan ngọ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác