Công bố cách tính lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội từ 1/1/2016

12/30/2015 3:02:53 PM
Trước thềm năm mới đang đến gần, người lao động rất quan tâm đến các quy định mới về cách tính lương hưu so với quy định trước đây. Vậy, cách điều  chỉnh cụ thể như thế nào?  

 

Trước thềm năm mới đang đến gần, người lao động rất quan tâm đến các quy định mới về cách tính lương hưu so với quy định trước đây. Vậy, cách điều  chỉnh cụ thể như thế nào?

Theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa được ban hành, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu nhân với bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Qua đó, người nghỉ hưu từ ngày 1/1/2016 đến trước ngày 1/1/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu           Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018                                                                        16 năm

2019                                                                        17 năm

2020                                                                        18 năm

2021                                                                        19 năm

Từ 2022 trở đi                                                          20 năm

 

Quy định thời gian hưởng lương hưu và trợ cấp một lần

Nghị định cũng quy định thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp: người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo quy định; lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đủ điều kiện hưởng lương hưu mà bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng, mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vây, lần đổi mới trong quy định về Luật Bảo hiểm xã hội lần này đã có những bước tiến quan trọng phù hợp với sự đổi mới của đất nước cũng như quyền và lợi ích của người lao động.

Tổng hợp

Các tin khác