Đạo đức báo chí thời internet

6/17/2015 12:48:35 AM
Trong thời đại internet, báo mạng ra đời đã đẩy công cuộc chay đua giữa các báo thậm trí là các trang điện tử chịu áp lực cực kỳ lớn “nhanh-nhanh hơn nữa”? Đây có từng là nỗi ám ảnh của báo chí trước kia hay chỉ là câu chuyện của báo chí ngày nay?

 

 

Tính xác thực của thông tin là quan trọng

 

Trong thời đại internet, báo mạng ra đời đã đẩy công cuộc chay đua giữa các báo thậm trí là các trang điện tử chịu áp lực cực kỳ lớn “nhanh-nhanh hơn nữa”? Đây có từng là nỗi ám ảnh của báo chí trước kia hay chỉ là câu chuyện của báo chí ngày nay? Và cuộc đua này đang dẫn báo chí đi đâu?

 

Công nghệ đã giúp ích rất lớn cho tốc độ đưa tin, nhưng có vẻ như, lạm dụng công nghệ đã khiến cho việc đưa tin báo chí đi lệch khỏi tôn chỉ quan trọng nhất của báo chí là tính xác thực.

 

Trong báo chí, áp lực phải lên tin nhanh hơn kẻ khác là “vấn đề muôn thủa”, nhưng ngày nay, có vẻ như cuộc đua tốc độ đang ngày càng bị đẩy lên cao.


Năm 1963, khi tổng thống Mỹ John Kennedy bị ám sát, Frank McGee và Chet Huntley của đài NBC đã phải hội ý trước khi đồng ý cho Robert MacNeil có thể đưa tin trực tiếp về tòa soạn qua điện thoại. Khi đó, McGee đã phải nhắc đi nhắc lại rằng việc cực kỳ quan trọng là phải đưa tin chính xác cho dù thông tin lúc đó vô cùng hỗn loạn và gấp gáp.

 

Ngày nay, có nhiều sự kiện, người ta đã lấy tin bằng cách “lướt” mạng xã hội. Những cập nhật trên Twitter qua các hình ảnh, video, nội dung ngắn được chia sẻ của “những người đang có mặt tại hiện trường” được chuyển thành “tin nóng”.

 

Đã có nhiều bài học về việc làm báo theo các nguồn tin không kiểm chứng này, điển hình nhất trong năm 2013 là việc đưa tin vụ đánh bom Boston Marathon.

 

 

Áp lực đưa tin nhanh trong thời đại internet có thể đang đe dọa tính xác thực của báo chí (ảnh minh họa)

 

Rất nhiều báo đài có vẻ như đã “tận dụng” thái quá nguồn tin từ Twitter để rồi cuối cùng rối loạn vì những thông tin không chính xác. Những bức ảnh với những chú thích sai, những con số thương vong trồi sụt không ngừng vì thiếu nguồn tin đã được kiểm chứng.

 

Nhanh không phải lúc nào cũng là tốt

 

Một vấn đề khác cũng liên quan đến công nghệ số thời hiện đại, đó là tốc độ lan truyền thông tin thất thiệt nhanh đến mức không kiểm soát nổi.

 

Nếu một tòa soạn đưa ra một thông tin sai rồi sau đó, họ có thể sửa lại trên ấn bản điện tử mà “không để lại vết tích gì”. Nhưng trước khi họ kịp sửa, thông tin sai lệch kia đã lan truyền đi tận đâu thì có trời mới biết.


Nhanh nhưng không ẩu

 

Sai lầm, sơ xuất trong nghề nghiệp nào cũng vậy, là điều không thể tránh khỏi. Điều đáng nói đối với báo chí ngày nay là sự lơ là, quên đi tầm quan trọng của việc phải xác minh thông tin và tuân thủ các nguyên tắc báo chí một cách nghiêm túc, có đạo đức mới chính là thủ phạm của việc đưa tin sai lệch.

 

Báo chí có trách nhiệm phải cố gắng để xác minh và khẳng định tính xác thực của nguồn tin mà họ được cung cấp trước khi chuyển đến độc giả. 

 

Trong quá khứ, từng có một câu nói vui rằng: “Nếu mẹ bạn nói rằng “mẹ rất yêu con”, phải kiểm tra lại ngay”. Câu nói ấy chưa bao giờ đúng với báo chí như ngày nay.

 

Áp lực phải đưa tin thật nhanh chóng, cho dù đó có là những thông tin chưa được kiểm chứng, không thể được coi là một cái cớ để những tin tức thất thiệt tràn lan trên các phương tiện truyền thông.

 

Đó chỉ có thể coi là một sự xuống cấp của đạo đức báo chí

 

Nếu như một hãng tin, tờ báo nào đó đưa tin vừa nhanh vừa chính xác, họ xứng đáng được tôn vinh. Nhưng nếu chỉ vì cuộc đua tốc độ mà một cơ quan báo chí đưa những thông tin không kiểm chứng, thiếu chính xác, họ đang chính tay dần hủy hoại đi danh tiếng và hình ảnh của mình.

 

Năm 2013, giải thưởng Pulitzer ở hạng mục Breaking News là một minh chứng cho câu chuyện “đạo đức báo chí thời đại internet” này. Tờ Boston Global, một tờ báo địa phương, đã vượt qua hàng loạt ông lớn truyền thông nước Mỹ để dành giải Pulitzer danh giá vì đưa tin nhanh, chính xác, đầy đủ và ấn tượng về sự kiện Vụ đánh bom Boston Marathon.

 

Nếu một hãng tin được biết đến rộng rãi cả vì đưa tin nhanh và vì đưa tin thiếu xác thực, trước sau gì họ cũng sẽ trở thành một hãng tin “ít được biết đến” hoặc được biết đến nhiều vì … tiếng xấu.

 

Báo chí sẽ vẫn luôn phải chạy đua về thời gian nhưng các nhà báo cần nhớ rằng việc có được nguồn tin chính xác quan trọng hơn nhiều so với việc đưa tin sớm nhất. Thương hiệu của bạn, của tờ báo bạn làm việc phụ thuộc nhiều vào việc tin của bạn có chất lượng, xác thực hay không. Đây là đạo đức người làm báo. Đạo đức báo chí thời internet

 

Skcs.vn (Theo Infonet)

Các tin khác