Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

2/18/2016 3:49:00 PM
Khu vưc Nam Hà và Ninh Bình là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt động văn hoá - tín ngưỡng ở vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút khá đông khách thập phương.

 

Khu vưc Nam Hà và Ninh Bình là vùng đất còn lưu được nhiều di tích tín ngưỡng Đình, Đền, Miếu, Phủ vào bậc nhất trong cả nước. Ngày nay, hoạt động văn hoá - tín ngưỡng ở vùng đất này vẫn vào loại phổ biến, thu hút khá đông khách thập phương. Dưới đây là một số đình, đền, miếu, phủ được coi là linh thiêng tại Nam Định:

ĐỀN TRẦN

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của  14 vị vua Trần. Những năm chẵn hội mở to hơn năm lẻ. Song không đợi đến chính hội, khách thập phương đã nô nức về trẩy hội đền Trần. Hành hương về cội nguồn ai cũng mong muốn điều tốt lành, thịnh vượng.

Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

Lễ hội được cử hành trang nghiêm. Nghi lễ được diễn ra với các lễ rước từ các đình, đền xung quanh về dâng hương, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần. Lễ dâng hương có 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào đền trong tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Nghi lễ này là hồi ảnh của cung cách triều đình phong kiến xa xưa.

Phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông. Chính những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo này đã tạo cho hội Đền Trần sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương.

Lễ hội Đền Trần là một trong những lễ hội truyền thống lớn, niềm tự hào của mỗi người dân Nam Định. Du khách thập phương nô mức về đây trong những ngày đầu xuân.

CHÙA CỔ LỄ

Chùa Cổ Lễ tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Lễ chính diễn ra từ ngày 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Đi từ thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan xuôi theo quốc lộ 21 khoảng 16 km về phía đông nam, tới thị trấn Cổ Lễ, qua nhịp cầu nhỏ rẽ trái chúng ta sẽ tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa nguy nga, tráng lệ với tòa Bảo tháp trầm mặc vươn lên nền trời xanh cao lồng lộng.

Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

Nhà sư Phạm Quang Tuyên chủ trì công việc xây dựng chùa, quả là một công trình sư uyên bác. Ông không cần một bản vẽ thiết kế nào, không cần một chút vật liệu hiện đại là xi măng, sắt thép mà chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản và công sức của nhân dân để xây dựng chùa. Tiếp bước Hòa thượng Phạm Quang Tuyên, Hòa thượng Phạm Thế Long và các thế hệ sư trụ trì kế cận đã hoàn thiện thêm những công trình nhỏ, tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa.

Chùa Cổ Lễ có tên chữ là “Quang Thần tự” thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, một di tích lịch sử – văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Chùa dựng trên một nền đất vuông, có sông nhỏ và hồ bao quanh. Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.

CHÙA PHỔ MINH

Chùa Phổ Minh có tên thường gọi là Chùa Tháp. Chùa tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc. Chùa nằm giữa một vùng đồng lúa chiêm trũng 700 năm qua vẫn hiên ngang, sừng sững. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A – nhà Trần.

Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

Lịch Sử: Tương truyền, Chùa được Vua Trần Thái Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Nhưng các bản văn khắc trên bia ghi chép lại chùa có từ thời Lý, được mở rộng với qui mô lớn vào thời Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.

PHỦ GIÀY

Phủ Giày được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XVII với một quần thể kiến trức rất lớn mà điển hình là phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát năm tại hai thôn Tiên Hương và Vân Cát  thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ Giày cũng như Phủ Sòng (Thanh Hoá) và Phủ Tây Hổ (Hà Nội) là nơi thờ Thánh Mâu Liễu Hạnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng về chúa Mẫu Liễu Hạnh cũng như quan niệm về Tam Toà Thánh Mâu cùng hệ  thống thờ tự đa dạng các Thần linh là một đặc trưng của truyền thống tín ngưỡng Bản địa Việt Nam. Có lẽ cũng một phần bởi vậy mà cho tới nay tín ngưỡng về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, qua những bước thăng trầm của lịch sử không những không bị mất đi mà hiện nay có phần sôi nổi trở lại.

Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

Theo lệ thường, lễ hội Phủ Giày được mở từ ngày mồng Một đến ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm. ị Khách thập phương về tham dự vô cùng đông đúc trong suốt thời gian mở lễ hội. Hoạt động tín ngưỡng cũng rất sôi nổi ở hầu khắp các vị trí thờ tự Phủ Giày: từ hai Phủ lớn ở Tiên Hương, Vân Cát tới các hệ thống Đền, Miếu của khu vực Phủ như đền Khâm Sai, đền Công Đồng, đền Thượng đền Quan, đền Đức Vua, đền Giếng Găng, đền Cây Đa, Đình Ông Khổng, Phủ Tổ, lăng Mẫu...

Hoạt động văn hoá - tín ngưõng điển hình của lễ hội Phủ Giày là lễ rước kiệu và hát chầu văn.

HỘI ĐỀN DIM

Đền Dim thuộc xã Nam Dương, Nam Định. Hội Đền Dim được mở từ Ba Mươi tháng Giêng đến mồng Hai tháng Hai.

Hoạt động văn hoá - tín ngưỡng của hội thường có lễ rước và tế thần.

ĐÌNH LÀNG VÕ GIÀNG - HÀ NAM

Đình làng Võ Giàng thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Đình thờ Vũ cố là một tướng giỏi của Lê

Lợi tham gia đánh đuôi giặc Minh trên đoạn sông Đáy. Lễ hội được mở vào ngày Mười Lăm tháng Hai hàng năm.

Hoạt động văn hoá - tín ngưổng điển hình là lễ tế Thánh, đua thuyền trên sông Đáy và phóng lao.

ĐỂN BẢO LỘC

Đền Bảo Lộc thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định. Đây là quê hương của Đúc Thánh Trần Hưng Đạo.

Đình đền, miếu phủ thiêng tại Nam Định

Hội đền được mở vào ngày Hai mươi tháng Tám hàng năm. Hội có tế lễ long trọng và một số trò vui dân gian.

Một số hoạt động văn hoá - tín ngưõng truyền thống khác:

- Hội Viềng Vụ Bản mở hội vào ngày mồng Tám tháng Giêng hàng năm.

- Hội đền Cố Trạch ở thành phố Nam Định. Đây là nơi thờ các vị vua thời Trần. Hội mở từ ngày Mười Tám dến Hai Mươi tháng Tám hàng năm.

- Hội Trường Yên: ỏ xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh ^Bình. Đây là nơi thờ tự Đinh Bộ Lãnh người có công dẹp loạn mười hai sứ quân, thực hiện thống nhất nước nhà, trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. Hội mở từ ngày mồng Chín đến Mười Một thảng Ba hàng năm. Điển hình trong sinh hoạt văn hoá của hội là tổ chức diễn trò tập trận cờ lau.

- Đền An Cư thuộc xã Nghĩa Khánh, huyện An Khánh, Ninh Bình. Đền thò đức Trần Hưng Đạo. Hội mở vào ngày Hai Mươi tháng Tám.

- Hội Thánh Tiên ô xã Liên Túc, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Hội mở từ ngày mồng Nám đến mồng Mười tháng Giêng.

- Hội Dịch Diệp thuộc xã Trực Chính, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội, mở từ ngày mồng Năm đến mồng Bảy tháng Giêng.

- Hội Rèn Vân Chàng thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở vào hai ngày Mười Lăm và Mười Sáu tháng Giêng hàng năm.

- Hội Đình Hát: thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Ninh, Nam Định. Hội mở từ ngày Mười Lăm đến ngày Hai Mươi tháng Mười hàng năm.

- Hội Đổng Phù thuộc huyện Nam Ninh, nơi thờ vọng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội mở vào ngày Mười Lăm tháng Ba hàng năm.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác