Đừng chủ quan với các nguyên nhân chảy máu khi nhổ răng khôn, cách cầm máu chuẩn

9/16/2022 11:13:00 AM
Trong quá trình nhổ răng khôn sẽ gây tác động đến các dây thần kinh, mạch máu xung quanh khu vực răng khôn. Hiện tượng chảy máu, đau buốt khá phổ biến ở nhiều người mới nhổ răng khôn.

 

Đừng chủ quan với các nguyên nhân chảy máu khi nhổ răng khôn, cách cầm máu chuẩn

Trong quá trình nhổ răng khôn sẽ gây tác động đến các dây thần kinh, mạch máu xung quanh khu vực răng khôn. Hiện tượng chảy máu, đau buốt khá phổ biến ở nhiều người mới nhổ răng khôn. Làm cách nào để cầm máu sau khi nhổ răng khôn đúng chuẩn tránh nhiễm trùng, hạn chế chảy máu nhiều.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc không đúng vị trí gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống hằng ngày, gây tình trạng viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau, một số răng khôn mọc thẳng, không gây cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh gây sâu răng, viêm nha chu từ đó ảnh hưởng sức khỏe răng miệng cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, nhiều người lựa chọn phương pháp nhổ răng khôn để loại bỏ chứng, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Sau khi thực hiện quá trình nhổ răng khôn tại các bệnh viện, phòng khám mặc dù đã cắn chặt miếng gạc trong miệng nhưng máu sẽ chảy rỉ rả từ 30-40 phút hoặc lâu hơn 1-2 giờ, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Nhưng đối với một số trường hợp sau khi nhổ răng khôn, nếu sau hơn một ngày tình trạng chảy máu vẫn không chấm dứt hoặc sau khi mổ răng 1-2 giờ vẫn thấy máu chảy đầy khoang miệng, ướt đẫm băng gạc cần đến các cơ sở bệnh viện, phòng khám để các nha sĩ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời. Tránh trường hợp để máu chảy kéo dài dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân nào gây chảy máu khi nhổ răng khôn?

Hiện tượng chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Răng số 8 có chân to, nhiều chân, nằm sâu trong cung hàm trong quá trình nhổ răng sẽ làm tổn thương nướu, mạch máu xung quanh gây nên tình trạng chảy máu

+ Sau khi nhổ răng khôn ăn các thức ăn cứng, thức ăn khô, vận động mạnh sau khi nhổ răng

+ Người mắc các bệnh liên quan đến giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, u máu xương hàm,…

+ Người nhổ răng khôn bị viêm, mắc phải các bệnh lý như: sâu răng, viêm nha chu,…

+ Cơ thể người nhổ răng khôn bị thiếu hụt vitamin C

+ Sử dụng các loại thuốc chống đông máu, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt

+ Thực hiện quy trình nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật, tạo vết rách quá to, làm tổn thương mạch máu lớn bên trong. Khiến máu chảy kéo dài, lâu cầm máu lại được

+ Các bác sĩ thực hiện chưa có kinh nghiệm, bỏ sót chân răng ở sâu bên trong

+ Các bác sĩ thực hiện không nạo sạch các mô hạt nhiễm trùng ở xương ô răng, dị vật hoặc nang răng rơi vào trong.

Hướng dẫn cách cầm máu khi nhổ răng khôn hiệu quả nhất

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, tránh tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm đến sức khỏe nên áp dụng các biện pháp cầm máu khi nhổ răng khôn càng sớm càng tốt như sau

Đừng chủ quan với các nguyên nhân chảy máu khi nhổ răng khôn, cách cầm máu chuẩn

Cố định băng gạc đúng vị trí:

Sau khi nhổ răng khôn, để cầm máu khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vô trùng vào vị trí vừa nhổ, dặn người bệnh cắn chặt vào miếng băng gạc đó. Máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ và đông lại nhanh hơn.

Do vậy sau khi về nhà nghỉ ngơi, chăm sóc sau nhổ răng khôn để cầm máu nên sử dụng một miếng gạc y tế cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng. Đặt miếng gạc đã chuẩn bị vào vị trí răng vừa nhổ, cố định chắc chắn bằng cách cắn giữ trong khoảng 45 - 60 phút. Điều này có tác dụng tạo áp lực lên ổ răng nên có thể ngăn chặn được tình trạng chảy máu ở các mao mạch nhỏ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Trong khoảng 1 - 2 ngày đầu, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch răng miệng, giúp vết thương nhanh lành, phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Đến ngày thứ 3 sau khi nhổ răng khôn nên vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm, đánh nhẹ nhàng, tránh động chạm đến vị trí vừa nhổ răng.

Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý

Để cầm máu khi nhổ răng khôn bạn nên tránh làm việc nặng nhọc ít nhất 1 - 2 ngày sau khi nhổ răng. Đồng thời bạn nên kê cao đầu khi ngủ để kiểm soát tình trạng chảy máu. Hãy giữ tinh thần thoải mái, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn.

Ngoài ra, thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần giúp bạn hồi phục nhanh chóngbăng cách ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm nhừ như: cháo, súp,…

Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh ăn các đồ cứng, dai tránh tình trạng làm vết thương trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, cũng có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm các loại sinh tố trái cây, nước ép từ rau củ, không uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng sau khi mới nhổ răng khôn.

Không tác động đến cục máu đông:

Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, nên hạn chế tác động đến cục máu đông. Do vậy tuyệt đối không được khạc nhổ, súc miệng với lực quá mạnh, không vận độn mạnh, không tập luyện thể thao, chạy bộ, bơi lội, ăn thức ăn khô cứng. Không nên sử dụng ống hút hoặc tay, lưỡi chạm vào vị trí vừa nhổ răng khôn hay chơi các loại nhạc cụ như kèn, sáo,…

Thăm khám bác sĩ:

Nếu áp dụng những biện pháp trên mà máu vẫn chảy kéo dài thì bạn nên tìm gặp nha sĩ để chẩn đoán nguyên nhân, đề ra phương pháp xử lý. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khiến máu chảy các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.

+Trường hợp chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương

Đối với trường hợp chảy máu do rách nướu, vỡ ổ xương sau khi nhổ răng khôn các nha sĩ sẽ giúp bạn rửa sạch, khâu miệng vết thương.

+ Trường hợp chảy máu do đứt mạch

Tình trạng chảy máu do đứt mạch thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tiểu phẫu để thắt lại mạch máu đó.

+ Trường hợp nhổ sót chân răng, tổ chức viêm

 Trường hợp nhổ sót chân răng, tổ chức viêm các bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ hết những phần này, rửa sạch và cắn gạc tẩm oxy già để hạn chế viêm nhiễm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục

Tai biến khi mọc răng khôn và cách điều trị

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh sâu răng

Viêm tủy răng: Các giai đoạn tổn thương răng và cách điều trị

Những ai không nên nhổ răng khôn, quy trình nhổ răng khôn chuẩn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác