Đừng dại dột đi ngủ khi đang tức giận

12/1/2016 8:29:09 AM
Đã là con người ai cũng từng trải qua hỷ, nộ, ái, ố. Tuy nhiên để sống mạnh khỏe, vui vẻ, các chuyên gia khuyên cần giải quyết dứt điểm những buồn phiền trước khi đi ngủ..

 

Các chuyên gia Trung Quốc đã chứng minh rằng một giấc ngủ sâu sẽ khiến não bộ sắp xếp lại những mảnh ký ức tiêu cực và xấu xí, khiến chúng trở nên khó vượt qua hơn. Cụ thể, tiến sĩ Yunzhe Liu thuộc ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giấc ngủ và quá trình củng cố trí nhớ lên quá trình xoá đi những ký ức tiêu cực.

Quá trình này trên thực tế là tương đối quan trọng để đảm bảo sức khỏe tinh. Việc xử lý thông tin và lưu trữ nó trong dài hạn sẽ giúp chúng ta học hỏi được từ sai lầm trong quá khứ, qua đó thích nghi và vượt qua những tác động tiêu cực.

Qua đó, tiến sĩ Liu đã thực hiện thử nghiệm trên 73 nam sinh viên. Các ứng viên sẽ được ghi nhớ 26 cặp ảnh: một về khuôn mặt bình thường, một đem lại cảm xúc tiêu cực - xác chết. Sau đó, họ được yêu cầu tự mình nhớ lại hình ảnh khuôn mặt kia để quên đi một sự việc, khi liên tục nhớ đến một sự việc khác. Thử nghiệm này được thực hiện trong 2 ngày.

Kết quả, sau một đêm ngon giấc, khả năng vượt qua ký ức xấu của các ứng viên suy giảm hẳn. Hơn thế, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng khi cố gắng quên đi bức hình kia, hoạt động của não bộ dần tách ra khỏi hồi hải mã - khu vực chịu trách nhiệm hình thành nên ký ức mới.

Hoạt động của não bộ thay đổi rất nhiều

Tương tự, kết quả chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy các hoạt động liên quan đến quá trình ức chế ký ức dần chuyển đến vùng vỏ não ngoài - khu vực có chức năng bậc cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng ký ức xấu đã di chuyển từ vùng lưu trữ tạm thời (hồi hải mã) đến khu vực lưu trữ dài hạn, khiến cho nó trở nên khó quên hơn.

Qua nghiên cứu trên giúp chúng ta nhận biết một nguyên lý đừng dại đi ngủ khi đang cáu giận, vì nỗi buồn còn nặng hơn vào sáng hôm sau. Từ đó, các chuyên gia tin tưởng nghiên cứu có thể ứng dụng trong y tế, giúp con người vượt qua được rối loạn stress sau chấn thương (post-traumatic stress disorder - PTSD).

Nguồn: Daily Mail

 

Các tin khác