Dùng tỏi sai cách khiến tỏi mất tác dụng, ảnh hưởng sức khỏe

6/5/2023 4:17:00 PM
Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc giúp tăng hương vị món ăn, có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình chế biến tỏi sai cách không chỉ khiến tỏi mất tác dụng mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Dùng tỏi sai cách khiến tỏi mất tác dụng, ảnh hưởng sức khỏe

Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc giúp tăng hương vị món ăn, có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình chế biến tỏi sai cách không chỉ khiến tỏi mất tác dụng mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tỏi hay hành khô những thành phần quan trọng trong nhiều món ăn, giúp tăng hương vị cho món ăn trở nên ngon miệng hơn.

Khi ăn tỏi sống mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Ăn tỏi sống giúp cơ thể chống lại những cơn cảm cúm thông thường, tính ấm của tỏi còn giúp khử hàn ẩm và loại trừ tác nhân gây ho, trị cảm cúm cực tốt, giảm ho, tăng cường miễn dịch.

Khi ăn thường xuyên hành tỏi hay kết hợp hành tỏi với các nguyên liệu, rau củ quả khác còn giúp: phòng chống ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, hạ huyết áp, lọc độc tố trong máu, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, xương thêm chắc khỏe, hạn chế tổn thương các tế bào lành mạnh trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiểu đường, tốt cho mắt, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết để tỏi phát huy hết hiệu quả cách dùng tỏi tốt nhất nên nhai, nhiền nát. Khi ăn sống tỏi sẽ tốt hơn nấu chín vì chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các hoạt chất có lợi trong tỏi.

Nhưng khi chế biến, ăn tỏi khá nhiều người dùng sai cách khiến tỏi mất đi chất dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe.

Nấu tỏi ở nhiệt độ cao

Một số món ăn sử dụng tỏi nhiều như ngan cháy tỏi, thịt cháy tỏi, tỏi chiên giòn,... được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị độc đáo. Nhưng việc chiên rán tỏi ở nhiệt độ cao sẽ làm phá hủy các thành phần hoạt tính của tỏi là allicin. Khi tỏi bị nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy đi allicin, làm giảm tác dụng của tỏi với sức khỏe

Ăn tỏi khi đói bụng

Việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột, gây khó chịu cho cơ thể, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng

Thay tỏi tự nhiên bằng các chế phẩm

Khi chế biến món ăn nhiều người không thích sử dụng tỏi tự nhiên mà thay vào đó là các chế phẩm từ tỏi vì dễ dùng, tiết kiệm thời gian. Nhưng tỏi tươi chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,... có tác dung cải thiện chức năng xương khớp, phòng ngừa các bệnh tim mạch, phòng và điều trị cảm cúm, ngăn ngừa ung thư,.... Do đó, ăn tỏi tự nhiên vẫn sẽ tốt hơn là các chế phẩm từ tỏi.

Người có bệnh lý về gan, mắt

Tỏi có tính nóng do đó những người có bệnh lý về gan, bệnh lý về mắt không nên ăn nhiều tỏi. Những người có bệnh lý viêm gan mãn tính, xơ gan, thường xuyên uống rượu không nên dùng tỏi thường xuyên. Hay những người bệnh lý về mắt như viêm kết mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp không nên dùng tỏi nhiều, mà thay vào đó nên dùng các thực phẩm giàu vitamin.

Bên cạnh đó, tỏi gây kích thích tăng axit uric trong niêm mạc, vì thế người đang có vấn về tiêu hoá không nên dùng thực phẩm này quá nhiều.

Nóng trong, nhiệt miệng

Những người suy nhược, âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu chẩn, đau mắt, răng, cổ, lưỡi không dùng tỏi bởi tỏi có tính nóng. Những người bị nóng trong, nhiệt miệng cũng nên hạn chế ăn tỏi tránh tình trạng trở nên nặng hơn. Một số người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi

Nên ăn tỏi như thế nào?

+ Chúng ta có thể ăn tỏi ngâm dấm vì cách sơ chế tỏi vẫn giữ lại được các hoạt chất tốt trong tỏi, mang lại nhiều lợi ích, các dưỡng chất có lợi không bị mất đi nhiều.

+ Nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Bởi tỏi sống không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Do vậy nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi chế biến thức ăn thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Ngược lại, nếu sử dụng tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60% mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

+ Sau khi ăn tỏi để tránh bị hôi miệng, hơi thở có mùi chúng ta có thể súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa bò, nước trà xanh hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi.

+ Không ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm.

+ Không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì allicin trong tỏi sẽ kích thích thành ruột, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

+ Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì ăn tỏi quá nhiều làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt không có lợi cho sức khỏe

+ Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Tỏi ngâm dấm chuyển màu xanh có nên ăn?

Những bài thuốc hay từ tỏi đen

Cách làm, sử dụng tỏi đen chuẩn nhất

Bí quyết khử hôi miệng sau khi ăn hành, tỏi hiệu quả nhất

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác