Góc nhìn về lương tối thiểu tại Việt Nam

10/3/2016 9:01:55 AM
Trong khi nhiều quốc gia có xu hướng giảm lương tối thiểu thì Việt Nam cùng với Indonesia và Trung Quốc là 3 nước có mức lương tối thiểu tăng.

 

Việc tăng lương tối thiểu thời gian qua bên cạnh góp phần cải thiện đời sống của người lao động lại đang tạo ra thách thức lớn khi lợi thế về chi phí nhân công thấp giảm. Theo số liệu so sánh về mức lương tối thiểu của Việt Nam so với các nước trong khu vực của World Bank, lương tối thiểu Việt Nam đang có mức tăng cao nhất

Trrong 7 quốc gia được so sánh về mức lương tối thiểu trong bảng trên có 4/7 nước có xu hướng giảm, Việt Nam cùng với Indonesia và Trung Quốc 3 nước có mức lương tối tiểu tăng.

Trong đó, Việt Nam có mức tăng cao nhất, gần 14%, Indonesia tăng 7% và Trung Quốc tăng 10%. Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho lao động Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, năng suất lao động Việt Nam - yếu tố quan trọng quyết định đến vấn đề tăng lương tối thiểu - dù có tăng, song chưa có sự cải thiện tích cực và vẫn bị xếp vào mức thấp trong khu vực. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2015 tính theo giá hiện hành đạt 79,3 triệu VND, tương đương 3.657 USD/lao động, tăng 6,42% so với năm 2014, đưa bình quân giai đoạn 2005-2015 tăng 3,9%/năm.

Mức độ nâng cao năng suất lao động chậm hơn các nước khác cũng tạo ra sức ép cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Đáng chú ý, việc quy định lương tối thiểu có sự cải thiện lại không có ảnh hưởng nhiều đến việc tăng năng suất lao động. Một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động thấp còn do những hạn chế về kỷ luật của người lao động, đồng thời năng suất lao động được tính chung cho các ngành trong nền kinh tế nhưng việc áp dụng quy định lương tối thiểu không được tuân thủ chặt chẽ tại mọi khu vực kinh tế.

Suckhoecuocsong.com.vn Theo zing

Các tin khác