Hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công phải làm như thế nào?

9/27/2021 4:57:00 PM
Khi hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công sẽ khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, các chồi non, búp hoa bị sâu ăn sạch khiến cho sản lượng hoa hồng giảm nhiều. Trong quá trình chăm sóc hoa hồng phát hiện hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công, gây hại phải làm như thế nào?

 

Hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công phải làm như thế nào?

Sâu ăn lá là một trong những loài côn trùng chuyên phá hoại cây hoa hồng và nhiều loài cây trồng khác. Khi hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công sẽ khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, các chồi non, búp hoa bị sâu ăn sạch khiến cho sản lượng hoa hồng giảm nhiều. Trong quá trình chăm sóc hoa hồng phát hiện hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công, gây hại phải làm như thế nào?

Sâu ăn lá là một trong những loài côn trùng gây hại đến gây trồng trong đó có hoa hồng, chúng không chỉ ăn lá non, các chồi non, nụ của hoa hồng mà còn gây nên các bệnh hoa hồng thường gặp khác.

Bướm để trứng trên lá hoa hồng, sau 7-10 ngày trứng bắt đầu nở thành ấu trùng (sâu non), giai đoạn này chúng bò, phân tán rất nhanh trên các lá, cành non, nụ và hoa của hoa hồng. Giai đoạn này kích thước của những con sâu non thường dài khoảng 1cm, có màu xanh, lông mềm, đầu chấm đen.

Hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công phải làm như thế nào?

Vào giai đoạn 1 tuổi, sâu non sẽ ăn thịt lá và chừa lại phần biểu bì của lá hoa hồng. Khoảng thời gian 2 tuổi trở đi bắt đầu đục vào nụ, ăn rỗng nụ và hoa, lan rộng từ nụ này sang nụ khác của cây hoa hồng gây thiệt hại cho vườn hoa hồng.

Những con sâu trưởng thành sẽ chỉ hoạt động vào ban đêm và ban ngày chúng ẩn nấp tại các khu vực mắt nhìn khó nhận biết. Vào ban đêm chúng thức dậy kiếm ăn, chúng sẽ ăn hết phần lá của hoa hồng tạo thành những đường dọc dài giống bọ cánh cứng, phần nụ, phần nằm dưới mặt dưới của lá cũng bị sâu xanh tấn công. Những cây hoa hồng bị sâu xanh tấn công thường có lá nham nhở, cây còi cọc, kém phát triển, khả năng quang hợp kém, không có hoa, nếu có hoa thì sẽ cho hoa xấu, hoa bị dị dạng bởi sâu tấn công.

Những dấu hiệu nhận biết hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công

+ Trên mặt lá hoa hồng xuất hiện những lớp màng mảng có thể nhìn xuyên thấu nếu bị sâu non tấn công

+ Khi bị sâu non tấn công lá hoa hồng sẽ bị rộp bởi sâu non chỉ ăn đoạn biểu bì và chưa ăn đến lớp màng cứng trên lá.

Hoa hồng bị sâu ăn lá tấn công phải làm như thế nào?

+ Khi bị sâu trưởng thành tấn công phần lá không còn hình dạng ban đầu, lá nham nhở, trên mặt lá xuất hiện những lỗ thủng rõ ràng.

+ Phần nụ, cánh hoa, chồi non bị sâu ăn cụt

+ Dùng tay vạch lá cành hoa hồng phát hiện sâu non và trứng sâu, sâu trưởng thành trú ẩn

Hướng dẫn các phương pháp điều trị sâu ăn lá tấn công hoa hồng

Do sâu ăn lá có vòng đời dài hơn các loài côn trùng gây hại khác như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp,…nên có khả năng kháng thuốc không cao. Do đó có thể xử lý tình trạng sâu ăn lá theo phương pháp truyền thống hoặc sử dụng biện pháp hóa học để điều trị tình trạng này

Phương pháp thủ công

Cách 1:

Phương pháp thủ công được áp dụng để diệt trừ sâu ăn lá trên hoa hồng trên diện tích nhỏ chỉ khoảng 3-5 gốc hoa hồng, không áp dụng với những vườn hoa hồng có diện tích rộng lớn.

Khi phát hiện hoa hồng có dấu hiệu bị sâu ăn lá tấn công hãy dùng tay bắt trứng, sâu khỏi cây hoa hồng, diệt trừ chúng luôn.

Cách 2:

Có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong bếp như: rượu,gừng, tỏi, ớt để ngâm và xịt lên bề mặt tán lá của cây hoa hồng khá hiệu quả.

Với hai cách này sẽ có tác dụng bảo vệ môi trường, giảm chi phí mua thuốc trừ sâu, an toàn cho cho người trồng, người lân cận. Tuy nhiên, nhược điểm chính là có thể không diệt trừ tận gốc, tiêu tốn nhiều thời gian, không diệt hết sâu ăn lá gây hại trên hoa hồng.

Phương pháp hóa học

Đối với những diện tích vườn rộng lớn, không thể áp dụng phương pháp truyền thống để diệt trừ sâu ăn lá mà phải sử dụng phương pháp hóa học. Người trông có thể sử dụng một trong những loại thuốc dưới đây để diệt trừ sâu ăn lá

+ Thuốc trừ sâu Rose Protect: Thuốc trừ sâu thảo mộc Rose Protect là combo thuốc giúp phòng trị hơn 500 loại sâu bệnh hại cho cây trồng.

Nếu diệt trừ sâu bệnh phá hoại, pha cả ba lọ với mỗi lọ 100ml thuốc trong 10 – 20 lít nước. Khoảng 2 - 3 ngày phun lại một lần, sau 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

Nếu muốn ngừa sâu bệnh xuất hiện trở lại, pha ba lọ với mỗi lọ 100ml thuốc trong 20-30 lít nước, định kỳ 1 tuần (7 ngày/lần).

+ Thuốc trừ sâu sinh học Bio Neem: Đây là loại thuốc trừ sâu sinh học được chiết xuất từ thiên nhiên được sử dụng để trị các bệnh trên hoa hồng thường mắc phải như đốm đen, sương mai, phấn trắng, rệp hoa hồng.

Pha 100ml Bio Neem với 16 – 20 lít nước. Cách khoảng 2-3 ngày lại phun lại 1 lần. Sau 3 lần phun sẽ bắt đầu thấy hiệu quả.

+ Thuốc Rose Doctor: Có tác dụng phòng trừ các bệnh do nấm vi khuẩn tấn công, diệt các loại sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp, nhện đỏ, ốc và sên.

Pha 100ml với 16 – 20 lít nước, phun định kỳ 2 – 3 ngày 1 lần.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Bệnh mốc xám tấn công hoa hồng: dấu hiệu, cách phòng trị

Hoa hồng bị rệp tấn công: cách xử lý, phòng trừ rệp hại

Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?

Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất

+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác