Hoa ở Đà Lạt là loại hoa mang biệt danh 'Hơi thở của quỷ'?

3/11/2015 10:26:38 PM
Trước thông tin tại Đà Lạt xuất hiện tràn ngập các loại hoa cực độc mang biệt danh “Hơi thở của quỷ”, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu, qua đó làm rõ đó có phải là loài hoa cực độc hay không?

 

 

Tìm hiểu về loài hoa mang “ Hơi thở của quỷ”

 

Được biết tên gọi của loài hoa này là Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”. Hoa có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota.

 

 

Loài hoa mang biệt danh “Hơi thở của quỷ”

 

Hình dáng của Scopolamine gần giống hoa loa kèn rủ xuống, màu trắng hoặc vàng rất đẹp. Tuy nhiên, phấn hoa có thể gây ảo giác, tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” nếu bạn hít phải. Trong tự nhiên, cây Borrachero tự sinh sản và phát tán chất Scopolamine.

 

Hương của loài hoa Scopolamine tác động đến cơ thể như thế nào

 

Khi hít phải chất độc từ loại hoa này, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn tuân theo sự sai khiến của người khác.

 

"Hơi thở của quỷ" thường được bọn tội phạm sử dụng để chế tạo loại độc dược không màu, không mùi, không vị, dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân.

 

Chính vì vậy, trên thế giới, bọn tội phạm đã lợi dụng “loại độc dược đáng sợ” của loài hoa trên để thực hiện các hành vi phạm tội như hãm hiếp, cướp giật…

 

Tiến sỹ Stephen M.Pittel, nhà tâm lý học pháp y và cũng là người tiên phong nghiên cứu về văn hóa thuốc ở San Francisco đã viết: “Các báo cáo hàng ngày cho thấy nhiều vụ cưỡng hiếp, trộm cắp, bắt cóc… ở Mỹ và Canada có liên quan đến thuốc Burundanga, một dạng khác của Scopalamine vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa”.

 

 

“Hơi thở của quỷ” được bọn tội phạm bỏ vào nước hoặc vẩy vào mặt nạn nhân

 

Tiến sỹ cho biết thêm: “Thông thường, những tên tội phạm bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân. Nạn nhân đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng. Khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không kẻ đó là ai”.

 

Tương tự, ở Việt Nam đã có rất nhiều vụ án mất tiền mà nạn nhân bị thôi miên đến vô thức, khi tỉnh thì không còn nhớ được những gì đã xảy ra.

 

Xác minh về loại hoa ở Đà Lạt

 

Theo ghi nhận thì trên đoạn đường từ vườn hoa thành phố đến đầu phố Đinh Tiên Hoàng (Đà Lạt) đã có hàng trăm cây hoa được người dân trồng từ rất lâu. Trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn, loại hoa được cho là giống với Borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc ở Đà Lạt.

 

Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.

 

Tuy nhiên, qua nghiên cứu và khảo sát, nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt, đã bước đầu xác nhận hai loại cây này cùng họ và cùng chi, nhưng chưa thể khẳng định chúng là một. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng trước các thông tin đồn thổi nêu trên.

 

Trong thời gian tới, các cơ quan chuyên ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu để xem loại hoa này có gây độc như anh chị em cùng họ, cùng chi của mình hay không. Qua đó sẽ có những giải pháp hợp lý với loài hoa này.

 

Skcs.vn (Tổng hợp)

Các tin khác