Hướng dẫn cách phân loại thuốc bảo vệ thực vật

12/12/2018 4:09:30 PM
Hiện nay có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường vậy làm thế nào để phân loại được thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả nhất?

 

Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ sinh học và hóa học dùng để bảo vệ cây trồng, nông sản, hoa màu khỏi những sinh vật gây hại như sâu hại, bệnh hại, nấm mốc, cỏ dại,….Thuốc bảo vệ thực vật còn có tác dụng bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây gây hại cho cây trồng.

Hiện nay có rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường vậy làm thế nào để phân loại được thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng một cách hiệu quả nhất?

Phân loại thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật được phân loại theo công dụng trên từng cây trông, hoa màu, cây ăn trái,… phân loại theo gốc hóa học. Để xem xét mức độ độc hại của thuốc bảo vệ thực vật thông qua cách phân loại sau đây:

Nhóm thuốc

Mức độ độc

Khả năng phân hủy

Thuốc thảo mộc

Độ độc cấp tính cao

Nhanh phân hủy trong môi trường

Clo hữu cơ (DDR, 666,…

Độ độc tính tương đối thấp

Tồn dư lâu trong cơ thể người sử dụng, động vật, môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị hạn chế sử dụng thậm chí bị cấm.

Lân hữu cơ Wofatox Bi-58,..

Độ độc tính tương đối cao

Mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ.

 

Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…

Độ độc tính tương đối cao

Nhóm thuốc này được sử dụng rộng rãi do giá thành rẻ, hiệu lực cao, khả năng phân hủy tương tự nhóm lân hữu cơ.

Nhóm Decis, Sherpa, Sumicidine

Độ độc tính tương đối cao

Dễ bay hơi và tương đối, mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người.

 

Các hợp chất pheromone

Rất ít độc

Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm

Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV

Rất ít độc

Phân hủy rất nhanh,100% sạch và an toàn. Không bị nhờn thuốc và gây hại như khi sử dụng thuốc hóa học.

Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu.

Nguyên tắc sử dụng hiệu quả, hợp lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lâu phân hủy

Nhóm thuốc clo hữu cơ rất lâu phân hủy gây độc mãn tính; nhóm lân hữu cơ, nhóm carbarmate có tốc độ phân hủy trung bình; nhóm cúc tổng hợp, nhóm thảo mộc và nhất là nhóm thuốc vi sinh phân hủy rất nhanh ít tác động đến môi trường và sức khỏe con người.

Trên các loại cây rau cần sử dụng các thuốc nhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon, Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan,) sẽ giúp hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư sau thu hoạch

Không sử dụng thuốc quá độc

Thuốc bảo vệ thực vật nào cũng độc nhưng mức độ độc thay đổi tùy theo loại thuốc. Cấp độ độc của thuốc bảo vệ thực vật được chia là 4 cấp độ: Cấp I là cực độc, cấp II là độc, cấp III là độc trung bình và cấp IV là tương đối ít độc. Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. Không nên dùng các thuốc bảo vệ thực vật nhóm nhóm clo, nhóm Lân tuyệt đối không dùng thuốc cấp độc I trên các loại rau.  Trong điều kiện cây con thì có thể sử dụng thuốc cấp độc II.

Không sử dụng các loại thuốc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao

Nếu sử dụng các thuốc có lượng hoạt chất cao cho một đơn vị diện tích rau thì dư lượng tồn dư còn lại sau thu hoạch chắc chắn sẽ cao. Các thuốc nhóm clo, lân và carbamate có lượng hoạt chất sử dụng trên một đơn vị diện tích rất cao (khoảng 1.000-2.000 gr cho 1 ha rau). Các thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và một số thuốc khác có lượng hoạt chất sử dụng cho 1 ha vào khoảng 50-100 gr/ha. Có loại chỉ vài chục gr/ha (Vertimec,..). Do vậy mà các loại thuốc này ít để lại dư lượng cao trên rau.

Đảm bảo thời gian cách ly

  Đảm bảo thời gian cách ly kể từ ngày bắt đầu sử dụng đến ngày thu hoạch được ghi trên bao bì sản phẩm để hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm.

Không dùng quá liều qui định ghi trên bao bì, sản phẩm

Nếu trong quá trình chăm sóc dùng quá liều thuốc bảo vệ thực vật sẽ để lại tồn dư cao hơn bình thường. Nếu giữ đúng thời gian cách ly thì khả năng dư lượng còn lại khi thu hoạch vẫn có thể cao hơn mức an toàn. Vậy nên khi phòng trừ sâu bệnh hại mà quan sát thấy không hiệu quả không nên tăng liều lượng phun mà nên thay đổi loại thuốc khác theo sự hướng dẫn của các chuyên gia nông nghiệp.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Vietnamnongnghiepsach

Các tin khác