Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hài đạt tỷ lệ cao

12/2/2019 2:57:00 PM
Để tu hài phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, đạt tỷ lệ cao người nuôi cần quan tâm đến những vấn đề này trước khi quyết định nuôi tu hài để tránh thiệt hại về kinh tế.

 

Nuôi tu hài không vất vả như tôm, cá,…thức ăn của tu hài chủ yếu là các mùn bã hữu cơ, rong tảo. Để tu hài phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, đạt tỷ lệ cao người nuôi cần quan tâm đến những vấn đề này trước khi quyết định nuôi tu hài để tránh thiệt hại về kinh tế.

Địa điểm nuôi tu hài

Không phải bất cứ khu vực nào ven biển cũng có thể nuôi được tu hài. Bởi tu hài là loài ưa sống ở các bãi biển sạch, nước trong, độ mặn của nước nuôi từ 29-30%, độ pH từ 7,7-8,5,  nhiệt độ từ 18-28 độ C. Nơi có thành phần thực vật phù du phong phú và đa dạng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của tu hài.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hài đạt tỷ lệ cao

Khu vực nuôi tu hài phải các xa khu dân cư để tránh bị nước thải từ sinh hoạt chảy vào, tranh xa các cửa sông, cửa suối vì khi mưa xuống làm nước giảm hàm lượng muối nhanh ảnh hưởng đến tu hài.

Đáy cát không có bùn, có pha lẫn các mảnh vụn vỏ của động vật thân mềm như vỏ hàu, sò, điệp, độ trong cao từ 2,5-3m.

Bên cạnh đó, bãi nuôi phải nuôi nơi kín gió, nước chảy lưu thông, diện tích nuôi cho một hộ gia đình khoảng từ 500m2 - 1ha, bãi nuôi được san phẳng có độ nghiêng từ 1-2 độ.

Mùa vụ và thời gian nuôi thích hợp nhất để nuôi tu hài    

Theo số liệu tổng kết cho thấy ở một số khu vực nuôi tu hài, một vụ nuôi kể từ khi bắt đầu thả giống ra ương đến khi thu hoạch sẽ khoảng 15-18 tháng. Do đó, tu hài có thể nuôi quanh năm mà ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.

Trong tự nhiên tu hài sinh sản chia làm 2 đợt trong năm: đợt 1 từ tháng 12 đến tháng 5; đợt 2 từ tháng 7 đến tháng 9.

Do đó người nuôi căn cứ vào mùa sinh sản để mua giống về thả nuôi là tốt nhất.

Lưu ý: Do tháng 7-9 hàng năm là thời điểm mưa nhiều do đó để tránh ảnh hưởng người nuôi không nên thả giống vào thời điểm này trong năm.

Hướng dẫn kỹ thuật chuẩn bị bãi nuôi, giàn treo tu hài

Người nuôi có thể lựa chọn nuôi tu hài trong bãi nuôi hoặc làm các giàn treo tu hài.   

Kỹ thuật nuôi tu hài theo kiểu giàn treo

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tu hài đạt tỷ lệ cao

Kỹ thuật nuôi treo tu hài cần phải có dàn treo hoặc bè nuôi trên biển. Cách nuôi này chi phí đầu cao, tu hài sinh trưởng chậm nhưng đạt tỷ lệ sống cao, dễ khai thác, thuận tiện di chuyển dàn treo đến nơi khác nếu khu vực nuôi gặp sự cố, bão lũ.

Sử dụng các thân cây gỗ kích thước từ 4-8cm đóng xuống dưới đáy, phía trên buộc các thanh gỗ chắc chắc để có thể treo lồng nuôi tu hài. Giàn treo có thể làm thành nhiều hàng song song với nhau hoặc vuông góc với dòng nước chảy

Lồng nuôi tu hài treo lên lựa chọ các khay nhựa hình chữ nhật có kích thước 50cmx35cmmx25cm. Lót phía đáy khay bằng lưới cước có mắt lưới dày 2a=1mm. Bao quanh thành lồng bằng lưới cước dày 2a=20mm. Nếu các khay không có sẵn nắp cần làm thêm lớp lưới trên nắp khay.

Dùng dây nilon chắc làm quang treo lồng vào dàn treo đã được đóng vững và vuông góc với dòng nước chảy hoặc treo lồng

Lưu ý: giàn mức nước ròng nhất (mặt 0 Hải đồ) 0,5 m.

Trong quá trình nuôi tu hài người nuôi thường xuyên kiểm tra các rổ nuôi vì dễ bị xô đẩy bởi sóng gió, thủy triều.

Vào các ngày thủy triều thấp nhất, dùng bàn chải đánh rửa mặt ngoài của rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hàu bám trên lưới, nhặt bỏ rác thải, đá sỏi, bổ sung thêm cát. Nếu phát hiện có bùn nhiều trong rổ hãy thay cái mới vào khay nuôi.

Nếu độ mặn giảm xuống dưới 25%o thì phải thực hiện di dời sang bãi nuôi khác, nơi có độ mặn cao hơn để duy trì qua mùa mưa

Kỹ thuật nuôi tu hài theo kiểu bãi nuôi

Cải tạo bãi nuôi tu hài:

Để công việc cải tạo bãi nuôi tu hài thuận lợi người nuôi nên chọn thời điểm thủy triều thấp nhất. Khi dọn dẹp bãi nuôi nên nhặt các viên đá, sỏi lớn ra khỏi bãi nuôi, dọn sạch các rong tạp trên mặt bãi. Tạo mặt phẳng cho bãi nuôi bằng cách san phẳng những vị trí lồ lõm trong bãi nuôi.

Sau khi tiến hành dọn dẹp bãi nuôi xong sẽ chuyển qua việc rào bãi nuôi.

+ Người nuôi dùng cọc gỗ phi 4-5cm, chiều dài 1,5m đóng xung quanh các bãi nuôi. Khoảng các các cọc gỗ cách nhau từ 1-2m.

+ Dùng tre và dây thép buộc giằng các đầu cọc theo chiều ngang. Lưới ni-lon 2a = 3cm chôn xuống bãi 0,3m, phần trên cao 50 – 70cm.

+ Bãi trước rào theo hình chữ nhật, chiều dài theo hướng từ trong bờ ra bãi sâu.

Lưu ý: Nếu nền bãi tự nhiên không phù hợp như bãi cát mịn thì cần cải tạo bãi nuôi bằng cách xây dựng các ô vuông bằng ván rồi đổ cát thô pha mảnh vỏ nhuyễn thể đổ vào các ô nuôi.

Sau khi làm các bãi thả nuôi người nuôi tiến hành thả giống. Nên thả giống lúc thủy triều có mức nước ròng thấp nhất từ 0-0,3m. Dùng que tre nhỏ nhọc xuống bãi tạo thành các lỗ nhỏ, mỗi lỗ nhỏ tương ướng với 1con tu hài giống. Thả mới mật độ 100 con/m2, mỗi con cách nhau 10cm là phù hợp nhất.

Ngoài ra, để tránh thất thoát khi thủy triều ròng nhất người nuôi nên kiểm tra các lưới bao quanh tránh trường hợp lưới bị rách hoặc bị tuột các nút buộc.  Kiểm tra quá trình sinh trưởng của tu hài 1 tháng 1 lần.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác