Hy hữu: Nàng dâu cầu cứu bác sĩ tâm thần vì áp lực ngày Tết

2/13/2018 1:53:17 PM
Với tâm lý mỗi năm chỉ có một cái Tết nên nhà nào nhà nấy thi nhau muasắm đồ ăn, vật dụng... để một cái Tết đủ đầy. Tuy nhiên cũng chính vì lý do trên mà một nàng dâu đã phải cầu cứu bác sĩ tâm thần vì áp lực “bộn bề” cho cái Tết đầu tiên của gia đình chồng.

 

Với tâm lý mỗi năm chỉ có một cái Tết nên nhà nào nhà nấy thi nhau muasắm đồ ăn, vật dụng... để một cái Tết đủ đầy. Tuy nhiên cũng chính vì lý do trên mà một nàng dâu đã phải cầu cứu bác sĩ tâm thần vì áp lực “bộn bề” cho cái Tết đầu tiên của gia đình chồng.

Để chuẩn bị đón Tết, H 28 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội luôn trong tình trạng tất bật gần một tháng nay. Đối với một phụ nữ mới lập gia đình, sự kỳ vọng về cái Tết chu toàn với mọi người trong gia đình khiến H cảm thấy rất áp lực.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên thời gian cận Tết công việc ở cơ quan bận rộn, cộng thêm việc lo toan dọn dẹp nhà cửa, biếu quà Tết hai bên nội ngoại, nội trợ chiếm toàn bộ thời gian của cô. Sự căng thẳng khiến cô mất ngủ. Mỗi ngày, H chỉ được ngủ chưa đến 2 tiếng nên luôn trong trạng thái mệt mỏi. Vì vậy cô thường xuyên cáu gắt với người xung quanh, thậm chí còn nghĩ tới việc bỏ đi xa, mặc kệ mọi thứ xung quanh.

GS.BS Cao Tiến Đức, chủ nhiệm bộ môn Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103, Hà Nội, cho hay cô gái này đã phải cầu cứu bác sĩ vì chứng mất ngủ và sự căng thẳng quá mức những ngày trước Tết. Giáo sư chia sẻ “H luôn muốn mình làm tốt mọi việc nhưng thời gian, sức lực lẫn tài chính khiến cô không được như ý muốn, dẫn tới việc mệt mỏi, chán nản. Stress kéo dài không được giải tỏa khiến H có biểu hiện tiêu cực như nóng tính, sẵn sàng cáu gắt, bực bội với người khác” .

Chuyên gia cho biết đây là câu chuyện điển hình của phụ nữ Việt Nam khi lo chuẩn bị Tết cổ truyền. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào mắc chứng tâm thần vì áp lực ngày Tết, nhưng bác sĩ Đức chia sẻ những trường hợp giống H rất dễ gặp trong cuộc sống.

Ông cảnh báo những rối loạn stress có thể làm bùng phát những căn bệnh khác tiềm tàng trong cơ thể. Nguy hiểm hơn, sau chấn thương tâm lý, một người có thể bị tâm thần phân liệt, trầm cảm hoặc lạm dụng lô đề, cờ bạc.

Người đang stress phải biết tạo sự thoải mái cho mình, thích nghi với hoàn cảnh...

Đặc biệt, nhiều năm gần đây, giới trẻ có tâm lý sợ về quê đón Tết bởi bị giục, hỏi chuyện lấy chồng, lấy vợ... Câu chuyện về chàng thanh niên ở Indonesia đã bóp cổ chết một thai phụ hàng xóm vì bị hỏi thăm quá mức về chuyện chưa lấy vợ là do trạng thái tâm lý bị ức chế, không làm chủ được chính mình. Cũng chính vì lý do này mà một số bạn trẻ đã chọn cách đi du lịch một mình trong dịp Tết để tránh gặp gỡ mọi người.

Để giải quyết tình trạng trên, giáo sư Đức đưa ra các biện pháp giải tỏa tâm lý, trong đó chính bản thân người đang stress phải biết tạo sự thoải mái cho mình, thích nghi với hoàn cảnh. Đặc biệt khi gặp sự cố, cần chia sẻ để giải tỏa bớt áp lực, tránh chịu đựng một mình trong thời gian dài, rất dễ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm.

Theo zing.vn

Các tin khác