Khám phá những điều bí ẩn về loài kiến

8/15/2016 9:11:27 AM
Chúng ta không còn xa lạ với một loài côn trùng sống theo tập tính bầy đàn và xuất hiện gần như khắp mọi nơi trên thế giới, đó là loài kiến. Tuy là sinh vật nhỏ bé nhưng kiến có sức mạnhít ai ngờ tới.

 

Chúng ta không còn xa lạ với một loài côn trùng sống theo tập tính bầy đàn và xuất hiện gần như khắp mọi nơi trên thế giới, đó là loài kiến. Tuy là sinh vật nhỏ bé nhưng kiến có sức mạnhít ai ngờ tới. Đặc biệt, xã hội loài kiến có tổ chức nghiêm ngặt, quy củ một cách bí ẩn. Vượt qua mọi biến động và thách thức của thiên nhiên loài kiến đã xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 140 triệu năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loài côn trùng bí ẩn với sức sống mãnh liệt và sự sinh tồn vượt thời gian này nhé.

Tổ kiến

Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ được gọi là kiến chúa.Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ. Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.

Giác quan

Giác quan chính của kiến là cần ăng-ten. Loài kiến có hai cần ăng-ten ở ngay phía trước đầu. Hai cần ăng-ten này là cơ quan khứu giác, thính giác và xúc giác. Người ta có thể dễ dàng nhận biết một con kiến khoẻ mạnh bằng cách nhìn vào cần ăng-ten chuyển động một cách không ngừng nghỉ. Nhờ vào hai cần ăng-ten này mà loài kiến có thể ngửi được mùi trong không khí, kiểm tra thức ăn, giao tiếp, xác định phương hướng, tìm kiếm thức ăn và nhận biết đồng loại. Một số các nhà khoa học cho rằng trong một tổ kiến, chúng tiết ra mùi đặc trưng để nhận biết lẫn nhau. Ngoài ra, kiến còn có cơ quan xúc giác ở miệng và vài nơi khác trên thân thể. Các cơ quan này là những sợi lông nhỏ và gai.

Sinh sản và tự vệ

Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa. Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Thức ăn

Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng. Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Loài kiến có tốc độ cắn kỷ lục

Những con kiến Trung Mỹ có bộ hàm sập mạnh như cái bẫy có thể cắn với lực mạnh gấp 300 lần cân nặng cơ thể chúng. Bộ hàm của chúng đóng sập lại với tốc độ hơn 100 km/giờ - kỷ lục trong tốc độ di chuyển các bộ phận cơ thể của thế giới động vật. Bằng cách cắn vào mặt đất, chúng có thể hất mình lên cao khi mối nguy hiểm đến gần.Những khách không mời tới chiếc tổ của loài kiến dữ tợn này sẽ phải đón nhận một cái chết kinh hoàng               

Xuất hiện khắp mọi nơi trên trái đất

Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện có khoảng 20.000 loài kiến đang bò trên bề mặt hành tinh. Con người mới biết tới hơn 11.000 loài, nhưng như thế cũng đã chiếm ít nhất 1/3 tổng số loài côn trùng trong sinh giới. Theo một nghiên cứu gần đây, tổng số cá thể kiến ở rừng Amazon của Brazil lớn gấp 4 lần tổng số cá thể các loài động vật có vú, gia cầm, bò sát và lưỡng cư ở cùng khu vực.

Chu kỳ sống

Kiến chúa thường đẻ trứng nở ra kiến thợ, nhưng vào một thời kỳ nhất định trong năm thì đẻ trứng nở ra kiến đực và kiến chúa tơ. Vài tuần sau khi sinh, kiến đực và kiến chúa tơ sẽ bò ra khỏi tổ, bay lên không trung để giao phối. Trong cuộc giao phối, kiến đực lưu tinh trùng trong cơ thể kiến chúa. Kiến chúa có thể giao phối với một hay nhiều chàng kiến đực. Trong mùa giao phối này, số lượng tinh trùng trong bụng kiến chúa đủ dùng trong suốt cuộc đời sinh sản của nàng.

Sau khi giao phối, kiến chúa và kiến đực đáp xuống đất. Những chàng kiến đực bò quanh quẩn rồi chết. Còn kiến chúa cắn đứt đôi cánh và bò đi kiếm chỗ làm tổ. Có trường hợp kiến chúa bò về tổ cũ và được chấp nhận. Ðôi khi kiến chúa sống nhờ ở một tổ kiến khác loài, được chúng chăm sóc và nuôi nấng cho đến khi sinh sản. 

Tuổi thọ

Tuổi thọ của kiến chúa lâu nhất, khoảng từ 10 tới 20 năm. Kiến thợ sống từ 1 đến 5 năm. Kiến đực chỉ sống được vài tuần tới vài tháng và chết sau khi giao phối.

Kiến cái làm tất cả mọi việc

Một tổ kiến có kiến chúa, kiến thợ và kiến lính. Mỗi con đều có dụng cụ và kỹ năng phù hợp với công việc được giao phó. Trong mỗi loài, sự phân chia lao động giữa các cá thể phụ thuộc vào tuổi và giới tính của từng con.

Những con chịu trách nhiệm nuôi ấu trùng và làm việc bên ngoài tổ có xu hướng ít tuổi, trong khi bảo vệ tổ và xâm lược tổ khác thường là những con lớn tuổi. Cũng giống như những loài côn trùng sống bầy đàn khác, kiến cái đảm nhận tất cả mọi việc. Kiến đực chỉ có mỗi nhiệm vụ là phát tán gene qua hành vi giao phối.

"Có thể coi kiến đực là những hỏa tiễn chứa đầy tinh trùng", Alex Wild, một nhà côn trùng học tại Đại học Arizona (Mỹ), phát biểu.

Có hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả

Để hướng dẫn, dạy cho nhau cách thức tìm mồi, loài kiến đã áp dụng kỹ thuật chạy nối đuôi nhau - tức con kiến này hướng dẫn những con khác bò từ ổ của chúng đến nơi có thức ăn. Những con kiến đầu đàn sẽ bò chậm lại nếu những con sau bị bỏ quá xa và chúng sẽ tăng tốc dần lên nếu khoảng cách giữa chúng quá ngắn. Thông tin đường đi được lan truyền khắp cả đàn kiến khi những con theo sau trở thành “thủ lĩnh” đi đầu và quá trình hướng dẫn, chỉ dạy lại bắt đầu một lần nữa đối với cả đàn kiến. Giáo sư Nigel Franks nói: “Việc hướng dẫn, chỉ dạy lẫn nhau trong loài kiến không đơn thuần là sự bắt chước. Kiến tuy là loài động vật có bộ não nhỏ hơn của người hàng triệu lần nhưng lại rất giỏi trong “công tác” dạy và học”.

Tổng hợp

Các tin khác