Khảo sát hàm lượng 3 hoạt chất nhóm Curcuminoid trong nghệ vàng tại một số chợ tại Hà Nội

12/6/2018 9:23:56 AM
 Củ nghệ vàng có thể được dùng tươi, thái lát phơi khô, hoặc tán thành bột. Hoạt chất chính có trong củ nghệ vàng là nhóm Curcuminoid, trong đó bao gồm Curcuinin (CUR), Demethoxycurcumin (DMC) và Bisdemethoxycurcumin (BDMC).

 

Nghệ vàng (Curcuma longa) là một cây thuốc quý, từ lâu đã được người dân sử dụng rộng rãi không chỉ trong ẩm thực mà còn trong y học cổ truyền. Bộ phận chủ yếu của nghệ vàng được sử dụng là phần rễ (còn gọi là củ). Củ nghệ vàng có thể được dùng tươi, thái lát phơi khô, hoặc tán thành bột. Hoạt chất chính có trong củ nghệ vàng là nhóm Curcuminoid, trong đó bao gồm Curcuinin (CUR), Demethoxycurcumin (DMC) và Bisdemethoxycurcumin (BDMC).

Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng, nhóm Curcuminoid chiết xuất từ nghệ vàng có các hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống các tế bào ung thư, giúp bảo vệ gan, thận và một số bộ phận của con người.Curcuminoid không những có công dụng giúp phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh, giúp chữa bệnh đau bao tử (viêm loét dạ dày - tá tràng) mà nó còn có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh mạn tính như: ung thư, bệnh tim mạch, gan, mật và bệnh mỡ máu.

Do có nhiều công dụng tốt nên nghệ vàng và các sản phẩm từ nghệ vàng đã và đang được sử dụng rộng rãi. Phần lớn người dân hiện nay sử dụng tinh bột nghệ được bán tại các sạp trong chợ, hoặc các công ty có uy tín.Sản phẩm của các công ty phân phối đều có xuất xứ rõ ràng, ngày sản xuất/ ngày hết hạn sử dụng.Chất lượng về Curcuminoid cũng được ghi trên nhãn nên người sử dụng phần nào yên tâm về chất lượng và xuất xứ của sản phẩm. Ngược lại, các sản phẩm tinh bột nghệ bán tại các sạp trong chợ không có nhãn mác, không truy xuất được nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm.

Đến nay, tại Hà Nội, chưa có khảo sát khoa học nào về chất lượng các sản phẩm làm từ nghệ, bày bán tại các chợ, trênnhững sạp hàng - nơi có mật độ dân cư tập trung đông và mức độ tiêu dùng lớn. Đây đều là những sản phẩm không rõ xuất xứ, không được kiểm tra về chất lượng Curcuminoid.

Để đánh giá chất lượng các mặt hàng nghệ không rõ nguồn gốc, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhóm các tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Bạch Thúy Anh, Cao Công Khánh, Lê Thị Hồng Hảo (Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia) đã thực hiện khảo sát hàm lượng Curcuminoid trong nghệ vàng tươi, nghệ vàng khô và bột nghệ trên nền mẫu thu thập tại 5 chợ của Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứuMẫu nghệ vàng tươi, nghệ vàng khô và tinh bột nghệ được mua ngẫu nhiên tại các chợ: Khâm Thiên (Đống Đa), Nguyễn Cao (Hai Bà Trưng), Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Chợ Hôm (Hoàn Kiếm), Ngọc Hà (Ba Đình).

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Từ tháng 05/2017 đến tháng 11/2017, mỗi tháng nhóm nghiên cứu thực hiện lấy tại mỗi chợ 02 mẫu nghệ tươi, 02 mẫu nghệ khô, 02 mẫu tinh bột nghệ. Tổng cộng đã thu thập và xử lý 150 mẫu, gồm 50 mẫu nghệ tươi, 50 mẫu nghệ khô và 50 mẫu tinh bột nghệ.

Phương pháp nghiên cứu: Lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích trong phòng kiểm nghiệm để đánh giá hàm lượng Curcuminoid trong từng sản phẩm cũng như sự khác biệt về hàm lượng Curcuminoid giữa sản phẩm tươi và chế phẩm khô.

Phương pháp phân tích:Sử dụng HPLC-PDA áp dụng theo H. HDQT.361 (tham khảo quy trình USP 38 - NF 33). Quy trình này đã được thẩm định với độ không đảm bảo đo 5%.

Chỉ tiêu phân tích:Hàm lượng ba hoạt chất chính của nhóm Curcuminoid: Cucumin (CUR), Demethoxycurcumin (DMC), Bisdemethoxycurcumin (BDMC) và hàm lượng tổng ba chất này; tỷ lệ ba hoạt chất trên trong một mẫu.

Kết quả phân tích cho thấy, nghệ tươi, nghệ khô có chứa cả 03 hoạt hoạt chất CUR, DMC và BDMC nhưng không phải mẫutinh bột nghệ nào cũng chưa đủ các hoạt chất này.Trongnhóm nghệ vàng tươi và nghệ vàng khô đều cho kết quả100%các mẫu đều chứa cả 3 hoạt chất là CUR, DMC và chỉ có 76% số mẫu đáp ứng yêu cầu này.

Trong nhóm nghệ vàng tươi, hàm lượng Cucumin dao động trong khoảng 0,6 – 1,2%. Các củ nghệ tươi có màu vàng sậm hơn sẽ có hàm lượng Cucuminoid cao hơn. Tuy có sự khác nhau về tổng hàm lượng nhưng phần lớn các mẫu nghệ vàng tươi đều cho tỷ lệ giữa 3 hoạt chất CUR, DMC và BDMC là 2:1:1.

Một số kết quả về hàm lượng và tỷ lệ các hoạt chất trong nhóm nghệ tươi và nghệ khô được tổng hợp tại bảng1 và bảng 2.

STT

Mẫu

Hàm lượng CUR(mg/g)

Hàm lượng DMC (mg/g)

Hàm lượng BDMC(mg/g)

Hàm lượng tổng (mg/g)

1

KT-T1

3,74

1,87

1,63

7,24

2

NC-T1

3,61

1,51

1,57

7,00

3

CH-T1

3,45

1,67

1,45

6,57

4

NH-T1

3,33

1,67

1,45

6,44

5

NT-T1

5,82

2,54

2,21

9,83

Bảng 1: Hàm lượng CUR, DMC và BDMC trong nhóm mẫu nghệ vàng tươi

STT

Mẫu

Hàm lượng CUR (mg/g)

Hàm lượng DMC (mg/g)

Hàm lượng BDMC (mg/g)

Hàm lượng tổng (mg/g)

1

KT-K1

39,3

13,6

5,23

58,1

2

NC-K1

38,0

13,2

5,06

56,2

3

CH-K1

69,6

24,1

9,27

103

4

NH-K1

53,4

18,5

7,11

79,0

5

NT-K1

53,0

18,4

7,06

78,4

Bảng 2: Hàm lượng CUR, DMC và BDMC trong nhóm mẫu nghệ vàng khô

Nhóm tinh bột nghệ được bán tại các chợ khác nhau có sắc độ vàng của mẫu khác nhau. Do nhóm Curcuminoid có màu vàng đặc trưng nên có thể thấy rằng, hàm lượng các chất trong những mẫu này cũng khác nhau.

Bảng 3 thể hiện một số thông tin về số mẫu có chứa đủ 03 hoạt chất như dược liệu gốc và hàm lượng nhóm Curcuminoid trong nhóm tinh bột nghệ. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chủ yếu của nhóm bột nghệ được bán tại các chợ nằm trong khoảng từ 0,1 đến 1,0% với tỷ lệ các chất trong nhóm Curcuminoid không giống so với nhóm nghệ vàng tươi và nghệ vàng khô.

STT

Các chỉ số

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Số mẫu có chứa cả 3 hoạt chất nhóm Curcuminoid

38

76

2

Số mẫu có hàm lượng Curcuminoid ≤ 0,01%

5

10

3

Số mẫu có hàm lượng Curcuminoid 0,01 – 0,1%

16

32

4

Số mẫu có hàm lượng Curcuminoid 0,1-1,0%

21

42

5

Số mẫu có hàm lượng Curcuminoid 1,0-10,0%

5

10

6

Số mẫu có hàm lượng Curcuminoid ≥ 10,0%

3

6

Bảng 3: Thông tin chung nhóm bột nghệ

Tuy khảo sát của nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở so sánh hàm lượng hoạtchất có tác dụng sinh học của nhóm Curcuminoid mà chưa so sánh các chỉ tiêu chất lượng và an toàn khác,nhưng kết quả cho thấy, người tiêu dùng nên thận trọng đối với các sản phẩm nghệ và bột nghệ không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác rõ ràng đang được lưu hành trên thị trường.

Đối với nhóm bột nghệ, kết quả phân tích hàm lượng các chất nhóm Curcuminoid dao động từ 0,1% đến 20% và tỷ lệ các chất không cố định. Điều này có thể do trong quá trình sản xuất bột nghệ, các hoạt chất có thể bị phân hủy hoặc không chiết được hết thành phần các hoạt chất.

Đối với các loại bột nghệ không rõ nguồn gốc, nhãn máckhông rõ ràng đang được bán trên thị trường, cần có thêm một khảo sát sâu hơn (không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu chất lượng)để phân tích thêm nhóm chỉ tiêu an toàn, kim loại nặng, vi sinh... Có như vậy, nhà phân tích và người tiêu dùng mới có một đánh giá tổng quan về mặt hàng bột nghệ không có nhãn mác đang lưu thông trên thị trường.

Khảo sát của nhóm nghiên cứu đã bước đầu đánh giá được hàm lượng và tỷ lệ thành phần các hoạt chất nhóm Curcuminoid trong 150 mẫu (nghệ tươi, nghệ khô, bột nghệ). Kết quả cho thấy, 100% mẫu nghệ vàng, bột nghệ vàng đều có chứa các hoạt chất chính của nhóm Curcuminoid, 24% mẫu bột nghệ chỉcó chứa một hoặc hai hoạt chất trong ba hoạt chất chính, tỷ lệ thành phần hoạt chất trong nhóm nghệ tươi và nhóm nghệ khô, bột nghệ khác nhau, phụ thuộc vào quá trình sơ chế, sản xuất.

Đối với nhóm nghệ vàng tươi và nghệ vàng khô, màu vàng càng sậm càng cho hàm lượng Curcuminoid càng cao. Điều này không áp dụng với mẫu bột nghệ vì là sản phẩm đã qua chế biến nên có thể được trộn thêm một số chất phụ gia tạo màu.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Tạp chí thử nghiệm ngày nay

Các tin khác