Khi nào bón phân đơn, phân phức hợp, phân trộn

8/9/2019 1:51:00 PM
Phân bón giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, đạt năng suất cao, chất lượng tốt hoặc thay đổi tính chất của đất giúp đất trồng phì nhiêu, màu mỡ.

 

Phân bón giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, xanh tốt, đạt năng suất cao, chất lượng tốt hoặc thay đổi tính chất của đất giúp đất trồng phì nhiêu, màu mỡ. Trong quá trình canh tác sản xuất bà con thường chọn 3 loại phân bón chính là phân đơn, phân phức và phân trộn để bón cho cây trồng.

Phân đơn là gì?

Theo đó, phân đơn là loại phân chỉ chứa một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K để bón cho cây trồng.

Trong đó, phân đạm (N) đóng vai trò  thúc đẩy quá tình tăng trưởng của cây, giúp cây ra nhiều nhánh, phân nhiều cành, lá cây quang hợp chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột ở cây trồng. Cải thiện chất lượng của các loại rau ăn lá như: rau cải, rau muống, rau mồng tơi,… và protein của hạt ngũ cốc ngô, lúa, lúa mì…từ đó tăng năng suất và chất lượng của cây trồng.

Phân lân (P) có trong thành phần protit tạo nên nhân tế bào cần cho sự hình thành bộ phận mới của cây, tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp của cây trồng. Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận khác như hạn, úng, sâu bệnh, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Lân còn rất cần cho sự hình thành cách bộ phận mới của cây như mầm hoa, đẻ nhánh, phân cành, tạo củ, đậu quả. Là yếu tố chính quyết định sự ra hoa, đậu quả và quá trình chín của quả và hạt, quyết định đến chất lượng của nông sản

Phân kali (K) đóng vai trò chuyển hóa năng lượng trong quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của cây. Kali còn có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với tác động bất lợi từ bên ngoài như: sâu bệnh, thời tiết mưa gió, khô hạn.Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng.

Khi nào bón phân đơn, phân phức hợp, phân trộn

Phân phức hợp là gì?

Phân phức là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân phức hợp có thể có một hợp chất có hai nguyên tố có công thức hóa học và thành phần chất dinh dưỡng ít thay đổi.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng khi sử dụng phân đơn thì khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây trồng để cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt.

Phân phức hợp còn có tác dụng điều hòa dinh dưỡng đất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cây trồng. Thích hợp bón cho vùng đất nhẹ thiếu kali, có loại thích hợp bón cho vung đất phù sa giàu kali…

Nhiều loại cây trồng ở nước ta được bón kali rất ít, thậm chí có cây không được bón. Do đó việc sử dụng  phân phức hỗn hợp giúp giải quyết hiện trạng bón phân mất cân đối.

Phân hỗn hợp là gì?

Phân hỗn hợp hay còn được biết đến tên gọi khác là phân trộn là loại phân được trọn nhiều loại phân đơn với nhau, dạng bột hoặc dạng viên.

Thành phần và công thức hóa học của phân hỗn hợp thay đổi theo tỷ lệ trộn của hãng sản xuất để phù hợp cho một loại cây trồng nhất định và một số loại đất nhất định.

Phân trộn thường ở dạng bột và có nồng độ không cao.

+ Loại 25,2% NPK dùng cho cây rau gồm: 6%N + 9,8%P2O5 + 9,4%K2O.

+ Loại 24,4% NPK dùng cho cây lúa gồm:6,4%N + 9,6%P2O5 + 6,4%K2O.

+ Loại 23,1% NPK dùng cho cây ăn quả, cây hoa và cây cảnh gồm: 6%N + 9,6%P2O5 + 7,5%K2O + 1%B.

Sử dụng phân hỗn hợp sẽ thuận lợi trong việc điều hòa dinh dưỡng đất phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cây trồng. Thích hợp bónđất kiềm, đất chua, đất đồi, vùng đồng bằng, vùng đất nhẹ thiếu kali, có loại thích hợp bón cho vung đất phù sa giàu kali…

Phân hỗn hợp chứa  P,K,Mg hoặc P.K,S,Mg… có thế dùng thích hợp cho những loai đất thiếu S, Mg.

Phân hỗn hợp giải quyết hiện trạng cung cấp và sản xuất thì sẽ cải thiện được tình trạng sử dụng mất cân đối hiện nay Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bón phân mất cân đối là do chúng ta cung ứng và sản xuất chủ yếu là phân đơn.

Giúp điều hòa nhu cầu dinh dưỡng theo sinh lý cây  trồng. Giúp cho rễ cây hút đồng đều các yếu tố, không để gây ra sự mất cân đối cục bộ hoăc thiếu hụt nhất thời, nhất là trong trường hợp dân trí còn thấp, tiền đầu tư thiếu.

Giảm bớt được sự rửa trôi, bốc hơi do điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa nhiều. Việc bón phân hỗn hợp sẽ hạn chế tác hại gây cho môi trường và chất lượng của nông sản.

Lưu ý nguyên tắc khi bón phân

Nguyên tắc bón phân: Bón đúng nhu cầu – đúng liều lượng – đúng lúc – đúng cách

Đối với cây trồng:

Nếu nhu cầu cây cần phân kali thì không thể dùng phân đạm thay thế và ngược lại. Bà con có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:

+ Cây trồng lấy lá: là loại cây cần nhiều đạm

+ Cây lấy củ, ăn quả, lấy đường: cần nhiều Kali

+ Thóc giống: bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống tốt sẽ sống khỏe, năng suất cao

+ Cây lấy dầu, họ đậu, cây gia vị: cần lưu huỳnh.

+ Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, cần cho năng suất cao hơn thì cần nhiều phân hơn

Đối với đất canh tác:

Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.

+ Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều đất sét) hoặc nhẹ (nhiều cát) cần ưu tiên bón phân hữu cơ.

+ Đất chai cứng, có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giớ nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sat yêu cầu của cây.

+ Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

+ Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác