Khi nào nên nhổ răng khôn tránh biến chứng nguy hiểm?

9/14/2022 10:57:00 AM
Mọc răng khôn (răng số 8) khiến nhiều người cảm thấy đau đớn,khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn thậm chí nếu không xử lý kịp thời gây những biến chứng nguy hiểm, viêm nhiễm.

 

Khi nào nên nhổ răng khôn tránh biến chứng nguy hiểm?

Mọc răng khôn (răng số 8) khiến nhiều người cảm thấy đau đớn,khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn thậm chí nếu không xử lý kịp thời gây những biến chứng nguy hiểm, viêm nhiễm. Nhưng khi nào nên nhổ răng khôn thì không phải ai cũng biết, nắm rõ được.

Răng khôn là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm hay còn được gọi bằng tên khác là răng số 8. Răng khôn không xuất hiện ơ trẻ nhỏ mà xuất hiện cuối cùng đối với người trưởng thành từ 18 tuổi trở nên.

Do răng khôn mọc sau cùng sau khi các răng hàm, răng cửa dã mọc hết mà vòm miệng của mỗi người thường không có đủ chỗ cho chúng mọc bình thường như các chiếc răng khác. Do đó, xuất hiện tình trạng răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ răng khác dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng tấy, đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, một số chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu, các bệnh về răng khác,...

Răng khôn xuất hiện muộn, phải trải qua quá trình mọc chân răng, đủ lớn thì răng số 8 mới có thể bắt đầu nhú lên khó lợi. Nhưng nhiều người gặp tình trạng răng khôn mọc không đủ lớn, khiến gặp không ít đau đớn và phiền toái. Nên răng khôn theo như các bác sĩ nha khoa cho biết, chúng gần như không có tác dụng về mặt thẩm mỹ hay chức năng nhai thức ăn trong quá trình ăn uống thậm chí chúng còn gây hoạt loạt những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những biến chứng nguy hiểm do răng khôn

Khi mọc răng khôn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,...

+ Khi răng khôn mọc lệch, hướng mọc răng khôn không ra được, thời gian kéo dài có thể hình thành nang thân răng, phá hủy một phần rất lớn xương hàm, nguy cơ gãy xương

+ Khi răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm khiến cho các dây thần kinh kinh liên quan tới hàm răng bị chèn ép từ đó dẫn đến tình trạng dây thần kinh cảm giác ở môi, da, niêm mạc và răng bị giảm hoặc không có cảm giác thậm chí thể gây nên hội chứng giao cảm như đau một bên mặt, phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt

+ Viêm lợi trùm, viêm nhiễm tại chỗ do niêm mạc vùng răng khôn lỏng lẻo trong khi đó răng số 8 lại nằm trong cùng của khoang miệng khi vệ sinh răng miệng hằng ngày thường khó khăn lâu dần dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, đau quanh chân trăng, viêm nướu trùm, cứng hàm, áp xe, gây đau đớn

+  Viêm  nhiễm kéo dàu khiến cho vùng xương xung quanh bị phá hủy có thể lan sang những chiếc răng hàm bên cạnh, viêm vùng xương hàm nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…

+ Răng khôn mọc khiến cho thức ăn, mảng bám thức ăn dễ bị mắc vào trong quá trình nhai thức ăn, nếu vệ sinh răng miệng không cẩn thận sẽ sẽ dẫn đến sâu răng, lâu dần viêm tủy, đau nhức răng, nhiêm viễm thậm chí phải nhổ răng số 7

+ Gây ra xự xô đẩy giữa các răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi nào nên nhổ răng khôn để phòng ngừa các biến chứng

Quá trình mọc răng khôn khiến nhiều người cảm thấy đau đớn, khó chịu, không thể ngủ yên giấc hay ăn uống bất cứ một thứ gì. Bởi quá trình này sẽ xuất hiện các đợt sưng, viêm gây đau nhức khó chịu nếu không được điều trị kịp thời chúng gây ra biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi thăm khám nếu răng khôn mọc trong các trường hợp dưới đây cần nhổ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, tránh ảnh hưởng răng số 7, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.

+ Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau đớn, viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau cần tiến hành nhổ bỏ tại các bệnh viện, phòng khám răng dưới sự thực hiện của các bác sĩ chuyên gia răng, có kinh nghiệm,....

+  Nhổ theo yêu cầu khi cần chỉnh hình răng mặt, phục hình

+ Răng khôn mọc ở các vị trí không thuận lợi, xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm gây khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu, sâu răng

+ Nhổ răng khôn khi xuất hiện các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận.

+ Răng khôn có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng bên cạnh cũng cần tiến hành nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng

+ Răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng

+ Răng khôn bị mọc lệch không tham gia vào quá trình nhai thức ăn nhưng lại gây trở ngại khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng hằng ngày

+ Răng khôn mọc thẳng, không bị cản trở nhưng nhưng không có răng đối diện ăn khớp hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh,… có thể gây sâu răng, viêm nha chu về sau nên tiến hành nhổ bỏ để phòng ngừa các vấn đề về răng sau này.

+ Những người cần làm chỉnh hình, trồng răng giả

Chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng

Sau một thời gian sau đó, thuốc tê hết hiệu quả bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau buốt từ vết cắt ở lợi khi bác sĩ nha khoa lấy chiếc răng ra ngoài. Nhưng đây là điều thường gặp, không cần quá lo lắng, chỉ cần thực hiện theo các chuyến cáo của các bác sĩ nha khoa. Cần cắn chặt miếng gạc đã được các bác sĩ đặt trong miệng, giữ chúng ở đúng vị trí nha sĩ vừa nhổ răng. Sau một giờ có thể bỏ gạc ra khỏi miệng nếu máu được kiểm soát tốt, không còn chảy ở vị trí lợi vừa loại bỏ răng số 8.

Nhổ răng khôn nên lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều có thể lựa chọn các thức ăn như bún, mỳ, cháo, súp… hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng. Đồng thời giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhanh hồi phục, tăng sức đề kháng nên ăn thêm sữa chua, nước hoa quả giàu dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, rau muống, thức uống có cồn, rượu bia, hút thuốc lá, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các thức ăn khô, cứng.

Để giảm tình trạng sưng tấy vùng phẫu thuật sau 1-2 ngày đầu bằng cách chườm đá lạnh, đặt đá lạnh lên vùng má, bên cạnh vùng phẫu thuật, tiếp tục dụng chườm 15 phút và nghỉ 15 phút trong 24-48 giờ đầu tiên.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 24 giờ kể từ thời điểm phẫu thuật. Trong quá trình súc miệng chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng phẫu thuật. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày, nhất là thời điểm sau khi ăn để giúp khoang miệng sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển. Đồng thời tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, tai biến nguy hiểm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục

Đoán tướng mạo qua hàm răng

Người bị mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?

Răng khôn sự thật rất là… ngu

Tai biến khi mọc răng khôn và cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác