Kiểm soát viêm loét đại tràng trong ngày Tết như thế nào

1/31/2024 2:53:00 AM
Vào ngày Tết ăn các loại thức ăn giàu đạm, thay đổi giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi khiến bệnh viêm loét đại tràng lại tái phát trở lại. Vậy làm thế nào để kiểm soát viêm loét đại tràng trong những ngày Tết sắp tới.

 

Vào ngày Tết ăn các loại thức ăn giàu đạm, thay đổi giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi khiến bệnh viêm loét đại tràng lại tái phát trở lại. Vậy làm thế nào để kiểm soát viêm loét đại tràng trong những ngày Tết sắp tới.

Tình trạng viêm loét đại tràng tái phát trong những ngày Tết không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tinh thần. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm loét đại tràng tái phát trong những ngày nghỉ lễ Tết như:

Uống bia rượu, đồ uống có cồn

Bia rượu, đồ uống có cồn khi vào trong cơ thể sẽ tiêu diệt một lượng lớn lợi khuẩn từ đó mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, ợ hơi,…

Ngoài ra, cồn trong bia rượu dễ dàng xâm nhập vào các ổ viêm loét đại tràng khiến bệnh trở nên nghiêm trợn hơn.

Đồ ăn lạ, thực phẩm nhiều chất béo

Bánh chưng, thịt kho trứng, xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,… là những món ăn giàu đạm, chất béo. Việc ăn cùng lúc các loại thực phẩm giàu đạm gây tình trạng quá tải đường ruột, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn khiến cho các vi khuẩn gây hại trong đường ruột có điều kiện bùng phát trở lại gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, không đủ enzyme tiêu hóa thức ăn từ đó gây các triệu chứng viêm loét đại tràng.

Đồ ăn thừa chế biến lại nhiều lần

Chế biến nhiều món, ăn lại các đồ ăn thừa lại của bữa trước kiến cho các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn từ đó gây bệnh cho đường tiêu hóa, khiến bệnh viêm đại tràng tái phát trở lại.

Ăn không đúng bữa

Ăn không đúng giờ, ăn nhiều bữa với lượng thức ăn nhiều cũng khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn từ đó gây viêm đại tràng.

Để phòng ngừa viêm loét đại tràng tái phát trong những ngày nghỉ Tết chúng ta cần:

Ăn nhiều bữa nhỏ

Việc ăn bữa lớn tạo áp lực lên ruột có thể gây ra các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, đau bụng. Do vậy người bị viêm loét đại tràng bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chúng ta nên chia nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày

Các bữa nhỏ trong ngày nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Nếu bị viêm đại tràng nên ăn các loại thực phẩm như: chuối, bánh mì trắng hoặc bánh mì bột chua, gạo trắng, ngũ cốc, nước trái cây, phô mai (nếu không dung nạp lactose), bơ động phộng, các loại rau xanh nấu chín, khoai tây hầm nhừ để cải thiện tình trạng bệnh.

Tránh món nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu có khả năng gây viêm đại tràng, viêm loét đại tràng cao nên những ngày Tết chúng ta cần tránh các món ăn dầu mỡ, chế biến sẵn.

Thay vào đó, nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,… có tác dụng giảm viêm loét đại tràng, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác, tốt cho sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Tiêu thụ chất xơ

Nên ăn nhiều các loại rau củ quả giàu chất xơ hòa tan như táo, cam, lê, dâu tây, việt quất, bơ, khoai lang, cà rốt... để tạo cảm giác no, hạn chế ăn nhiều thức ăn, làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày tái phát.

Nghỉ ngơi hợp lý

Những ngày Tết nên thiếp lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya tránh vận động mạnh sau khi vừa ăn xong, thời gian ăn tối cách giờ ngủ ít nhất 3 tiếng, trước khi đi ngủ không nên ăn các thực phẩm nhiều protein, thực phẩm giàu đạm,...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chữa bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng bằng kháng thể từ lòng đỏ trứng gà

BISMUTH SUBCITRAT – Thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng

Men vi sinh đường tiêu hóa, Probiotics, có tốt cho bệnh viêm dạ dày không?

Cách uống rượu bia ngày Tết tránh ảnh hưởng sức khỏe, hệ tiêu hóa

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác