Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

11/2/2021 11:01:00 AM
Lan Thiên Nga Đen hay còn được biết với tên gọi khác là Phong Lan Thiên Nga Đen, là một trong những loài lan sở hữu màu hoa đen nổi bật, quý phái, huyền bí được nhiều người trồng làm cảnh.

 

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Lan Thiên Nga Đen hay còn được biết với tên gọi khác là Phong Lan Thiên Nga Đen, là một trong những loài lan sở hữu màu hoa đen nổi bật, quý phái, huyền bí được nhiều người trồng làm cảnh. Hoa lan Thiên Nga Đen khá rễ chăm sóc nhưng để lan nở nhiều hoa, hoa lâu tàn trong quá trình trình và chăm sóc cần chú ý đến những vấn đề sau đây.

Đặc điểm lan Thiên Nga Đen

Lan Thiên Nga Đen hay Phong Lan Thiên Nga Đen có tên khoa học là Fdk. After Dark. Loài lan này là một trong rất ít các loài hoa phong lan thực sự tồn tại có hoa màu đen khác với nhiều loài hoa phong lan khác có màu sắc rực rỡ nổi bật như vàng, cam, tím,… Màu sắc của lan Thiên Nga Đen phụ thuộc vào môi trường sống của cây, điều kiện ánh sáng do đó hoa sẽ cho màu tím đỏ sậm hoặc màu đen tuyền huyền bí. Chúng còn là biểu tượng cho sự vĩnh cữu, huyền bí

Lan Thiên Nga Đen bắt đầu trăng trưởng từ tháng 3-5 hàng năm, những cây trưởng thành được chăm sóc tốt, lá dài khoảng 20-25cm. Khi rụng lá các giả hành của lan thường cao từ 10-15cm, hoa thường nở vào mùa xuân đến đầu mùa hè. Mỗi giả hành có thể cho từ 1-3 cành hoa, mỗi cành có thể có 15-25 bông hoa trên một cành.

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Thân cây lan Thiên Nga Đen thường có màu xanh tuyền, xanh vàng, có sọc gân trắng mờ dọc theo thân, thân cây phình ra rộng khoảng 3-6cm. Thân cây sẽ nảy mầm ở gốc, lớn lên phình to nhưng khu vực giữa thân cây sẽ phình to hơn.

Lá cây mọc khá cân đối, cổ lá dạng hình chữ V, khi dài lá cây xòe ngang, thường ngả sang hai bên. Lá cây có gân to dài và có những sọc mờ nhỏ dọc theo lá, có màu xanh đậm và xanh ánh vàng. Khi nhận đủ ánh sáng mặt trời, lá sẽ to, ngắn hơn so những cây được trồng trong điều kiện cây thiếu ánh sáng. Vào cuối năm cây ngừng phát triển, rụng lá dần từ gốc.

Hoa của Thiên Nga Đen thường nở bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, cần hoa dạng chùm, mọc ra và rủ luôn xuống đất, chiều dài từ 20-40 cm và to khoảng từ 0,3-0,5 cm. Độ dày của hoa lan Thiên Nga Đen sẽ phụ thuộc vào chất lượng cây khỏe hay yếu, mỗi cần hoa sẽ có từ 15-25 bông hoa. Hoa lan Thiên Nga Đen thường nở vào buổi sáng sớm, đến chiều mùi hương giảm dần, độ bền hoa khoảng 7-10 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô, thậm chí trong thời tiết mát mẻ hoa có thể giữ được hơn 15 ngày.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Thiên Nga Đen chuẩn xác

Lan Thiên Nga Đen được đánh giá là một trong những giống phong lan khá dễ trồng, siêng ra hoa và hoa lâu tàn, sở hữu hương thơm cũng như vẻ đẹp nổi bật, độc đáo. Dù cho lan Thiên Nga Đen có dễ trồng như thế nào nhưng trong quá trình trồng và chăm sóc lan Thiên Nga Đen cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng dưới đây:

Giá thể trồng lan Thiên Nga Đen

Để lan phát triển tốt, ít bị nhiễm nấm hại, bệnh hại người trồng cần thật cẩn trọng khi lựa chọn giá thể trồng lan. Khi lựa chọn giá thể trồng lan Thiên Nga Đen cần lựa chọn giá thể phải đáp ứng được các yêu cầu như: giá thể phải tơi xốp, có độ thoáng khi, hút nước tốt, có khả năng duy trì độ ẩm tốt, chống ngập úng, giá thể giàu dinh dưỡng, giá thể phải sạch, không có mầm bệnh hay nấm mốc gây bệnh cho cây.

Những người trồng lan lâu năm đã có kinh nghiệm chọn giá thể, phối trộn giá thể khi trồng lan Thiên Nga Đen có thể lựa chọn các giá thể như: than củi, xơ dừa, cát hạt lớn, vỏ thông, rêu rừng, xỉ than tổ ong. Đối với những người chưa có kinh nghiệm có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn được bán ở các cửa hàng cây giống:

+ Than củi: không bị mục sau một thời gian dài, khả năng hút nước, giữ ẩm cao

+ Đá perlite: tạo độ thoáng khí cho đất, giữ ẩm tốt, không bị mục sau nhiều năm, chứa nhiều khoáng chất tốt cho lan

+ Cát hạt lớn: làm tơi xốp đất, thoáng khí, khả năng giữ ẩm và hút nước cao

+ Vỏ thông, rêu có tác dụng giữ ẩm cao nhưng không nên nén chặt sẽ khiến giá thể khó thoát nước

+ Xỉ than tổ ong: tạo đọ tơi xốp đấy, hút nước nhanh, giữ ẩm tốt

+ Xơ dừa: tăng khả năng hút nước, thoát nước, cung cấp dinh dưỡng cho lan phát triển

Người trồng có thể phối trộn giá thể trồng lan Thiên Nga Đen với công thức như sau:

Công thức 1:

1 phần than củi, 1 phần đá Perlite hay cát hạt lớn, 4 phần vỏ thông đập nhỏ và 4 phần bổi rêu thêm 1 ít phân chuồng hoai mục trộn đều rồi ủ vài ngày trước khi trồng lan Thiên Nga Đen

Công thức 2:

Xơ dừa đã qua xử lý và rêu ẩm theo tỷ lệ 1: 1 cùng một ít phân hữu cơ trộn đều, ủ vài ngày

Công thức 3: Đất mùn dinh dưỡng, xơ dừa, than củi, cát hữu cơ theo tỷ lệ 3:1:1:1, 1 ít phân chuồng hoai mục và ít vôi tôi trộn chung, ủ khoảng 10 ngày.

Chậu trồng lan Thiên Nga Đen

Lan Thiên Nga Đen cần thay chậu mỗi năm tối đa là 2 năm/lần. Do đó, khi lựa chọn chậu trồng hoa lan nên chọn chậu đất rộng miệng có đục thêm lỗ ở đáy chậu cho dễ thoát nước hoặc các chậu nhựa.

Ánh sáng

Cây lan Thiên Nga Đen không cần nhiều ánh sáng trong quá trình chăm sóc nên dùng lưới đen để bớt nắng cho cây. Để cây phát triển tốt nên để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Kinh nghiệm chăm sóc lan Thiên Nga Đen nhiều qua, hoa lâu tàn

Các bước tách chiết trồng lan Thiên Nga Đen

Khi chọn cây giống hãy chọn những cây đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh và không bị sâu bệnh, nấm bệnh tấn công.Cần chờ cho lan thay một lượt lá mới tiến hành tách thân cây để đảm bảo không làm ảnh hưởng Xử lý giống trước khi trồng

Bước 1: Lan Thiên Nga Đen sau khi mua về sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ các cây yếu, cây bị dập, rễ bị gãy

Bước 2: Ngâm lan Thiên Nga Đen vào dung dịch thuốc trừ nấm như Physan 15-20 phút

 Bước 3: Ngâm tiếp lan Thiên Nga Đen vào dung dịch kích rễ hoặc vitamin B1 từ 1-2 tiếng

Bước 4: Sau 1-2 tiếng vớt cây lên, treo người trên giàn tránh mưa nắng cho đến khi cây ra rễ trắng mới chuẩn bị trồng trong chậu hoặc giá thể gỗ,…

Các bước trồng lan Thiên Nga Đen

Bước 1: Lan Thiên Nga Đen sau khi đã được xử lý, vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân gây bệnh hại khác hãy tiến hành trồng trong chậu

Bước 2: Chậu trồng nên sử dụng chậu trồng bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước, rễ lan đeo bám, kích thước chậu trồng tùy theo độ lớn của nhánh lan. Đất trồng nên sử dụng than củi, xơ dừa, đá núi lửa, mùn gỗ,…hoặc có thể sử dụng giá thể trộn sẵn, tự phối trộn giá thể trồng lan Thiên Nga Đen

Bước 3: Dưới đáy chậu trồng xếp than củi, vỏ thông vào chậu trồng thứ tự to dưới, nhỏ trên, xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi.

Bước 4: Khi đặt lan vào trong chậu đặt cây lan Thiên Nga Đen ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu.

Bước 5: Phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than để giữ ẩm cho lan Thiên Nga Đen

Bước 6: Sau khi trồng xong di chuyển chậu trồng lan Thiên Nga Đen vào chỗ râm mát 50-60% ánh sáng, không tưới trong vòng 7-10 ngày đầu, độ ẩm cao, tưới nước có thể sử dụng phân hoặc phun phân bón lá Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone.

Bước 7: Sau một thời gian, lan Thiên Nga Đen bắt đầu ra rễ non, hãy di chuyển chậu ra chỗ có ánh sáng và chăm sóc cẩn thận, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới đầy đủ cho lan phát triển.

Tưới nước

Cây lan Thiên Nga Đen cần lượng nước tưới nhất định, với 1 ngày nên tưới nước 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho bộ rễ của cây.

Khi tưới nước cho lan nên sử dụng hệ thống phun sương hoặc bình xịt, không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây.

 Nếu giá thể giữ ẩm tốt thì nên chú ý không nên tưới nhiều nước quá dễ gây úng nước và sinh ra nhiều bệnh.

Bón phân và bón thuốc cho cây

Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Thiên Nga chính là vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá.

Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào đầu năm mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Ngoài ra, người trồng có thể sử dụng phân dê để bón cho lan. Phân dê có hàm lượn N-P-K khá cân đối cùng với các khoáng  trung vi lượng hàm lượng cao như Canxi, Cu, Fe,…Có thể dùng phân dê bón trực tiếp hoặc rải đều quanh gốc lan.

Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Thiên Nga nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa.

Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh, nấm hại phát triển.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ thuật trồng, chăm sóc lan Hoàng Thảo Đơn Cam chuẩn nhất

Bí quyết chăm sóc lan Vũ Nữ phát triển tốt, ra nhiều hoa

Địa lan Trần Mộng: cách trồng, chăm sóc lan

Bí quyết trồng lan Đuôi Cáo cho sai hoa, cây ít bị bệnh hại

Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác