Kỷ niệm 68 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến 1946 - 2014

12/19/2014 11:26:20 AM
Đã 66 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946 - 19/12/2012), nhưng âm hưởng hào hùng của lời kêu gọi bất hủ ấy vẫn mãi trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam…

 

Toàn quốc kháng chiến là cách gọi để nói tới sự kiện ngày 19/12/1946, khi cuộc chiến đấu giữa Quân đội Pháp và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bùng nổ tại bắc vĩ tuyến 16, tức là toàn Việt Nam. Theo đó, các hoạt động quân sự bắt đầu diễn ra từ ngày 19/12/1946, khi Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và kéo dài cho tới đầu năm 1947. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng). Trong cuộc chiến này, Quân đội Việt Nam (Vệ quốc đoàn) đã đồng loạt tiến công vào các vị trí của quân Pháp tại các đô thị miền Bắc Đông Dương, bao vây quân Pháp trong nhiều tháng để cho các cơ quan chính quyền lui về chiến khu.

 

 

Phát lệnh toàn quốc kháng chiến.

 

Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

 

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

 

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

 

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”

 

Đáp lời kêu gọi cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân đã nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta.

 

 

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Có thể nói, Ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ. Việc nổ súng phát động toàn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ đô là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.

 

68 năm đã trôi qua nhưng khí thế hào hùng của những ngày đầu toàn quốc kháng chiến đã trở thành dấu mốc lịch sử, là mốc son chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian nhưng giá trị lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của toàn thể nhân dân Việt Nam, cổ vũ, hiệu triệu quốc dân đồng bào kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng, đoàn kết nhất trí đánh giặc, giữ nước, giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

 

Kỷ niệm 68 năm Ngày toàn quốc kháng chiến – đây chính là dịp để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ôn lại những bài học sâu sắc của lịch sử, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân, đồng sức chung lòng tạo nguồn động lực to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giàu mạnh hơn.

 

Một số hình ảnh trong sự kiện toàn quốc kháng chiến 19/12/1946

 

 

Các chiến sĩ trận địa Pháo đài Láng chuẩn bị chiến đấu.

 

 

Một chiến sĩ quyết tử quân cố gắng đặt mìn trước cửa chợ Đồng Xuân, Hà Nội.

 

 

Ban Chỉ huy Mặt trận Đại Từ  quan sát địch đào công sự ở Ô Cầu Dền.

 

 

Bộ đội ta vượt tường, tấn công địch ở phố Hàng Đường, Hà Nội.

 

 

Hai chiển sĩ cảm tử quân chiến đấu với xe tăng địch.

 

 

Chiến đấu với quân địch ở mặt trận phố Bạch Mai, Hà Nội.

 

 

Trung đội quyết tử quân bảo vệ Nhà Quốc hội (nay là Câu lạc bộ Thống Nhất), Hà Nội.

 

An Nguyên – Skcs.vn (Tổng hợp)

Các tin khác