Kỹ thuật trồng, chăm sóc mướp đắng trong chậu

6/25/2019 8:37:00 AM
Hiện nay, nhiều người thường chọn trồng mướp đắng trong chậu để lấy quả, làm mát cho sân thượng, ban công. Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc mướp đắng như thế nào mới sai quả, cây phát triển nhanh.

 

Chọn giống

Bạn có thể mua hạt giống tại các cửa hàng giống cây trồng hoặc tại các siêu thị đều bày bán sẵn. Cách khác có thể chọn những quả mướp già, to mập, không bị sâu bệnh làm mướp giống lấy hạt.

Ươm hạt

Hạt giống sau khi mua về tiến hành ngâm nước ấm để hạt nhanh nảy mầm. Nước ngâm hạt nên theo tỷ lệ 3 lạnh 2 sôi ngâm hạt mướp đắng trong 5-6 vớt ra để ráo và ủ vào khăn ẩm chờ đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo hạt xuống đất dinh dưỡng.

Đất trồng 

Mướp đắng phát triển nên trồng trong đất dinh dưỡng trộn thêm mùn, trấu phân hoai mục, chọn đất phù sa là tốt nhất. Bạn có thể mua đất trồng được đóng túi bán sẵn tại các cửa hàng.

Dụng cụ trồng

Tận dụng chậu sành, thùng xốp dưới đáy chậu trồng nên có lỗ thoát nước, kéo cắt dây, tre hoặc thanh sắt làm giàn.

Kỹ thuật chăm sóc:

Cây cao khoảng 30cm bắt đầu ra ra lá non và ra các tua cuốn. Bạn nên chuyển mướp đắng từ chậu ươm sang chậu trồng lớn hơn và làm giàn leo cho mướp đắng.

Bạn có thể tận dụng khung sắt ban công nơi có nhiều ánh nắng hoặc sân thượng. Nếu bạn trồng trên sân thượng nên làm giàn leo cho mướp đắng có thể tận dụng thanh sắt, cây tre, hoặc dây thép để làm giàn cho mướp bám vào.

Khi cây còn nhỏ, bạn nên dùng bình phun dạng sương để giúp cây bám vào đất tốt hơn bởi nếu tưới bằng vòi, mầm non sẽ rất dễ gãy. Bạn cần tưới nước thường xuyên khoảng 2 lần một ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển. Bạn có thể thụ phấn cho mướp đắng như thụ phấn bí xanh, bí đỏ.

5 ngày sau thụ phấn hoa cái bắt đầu cho trái nhỏ Những trái non nhú ra từ phần cuống sau khi hoa tàn, dần dần theo thời gian sẽ phát triển to lên.

Để quả phát triển nhanh, đạt chất lượng tốt bạn nên ngắt bỏ bớt lá gần quả non để quả non nhận đủ ánh sáng

Phòng trừ sâu bệnh trên mướp đắng

Một số bệnh điển hình mà mướp đắng hay gặp là sâu xanh, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh đốm lá...

Nếu phát hiện những sâu bệnh hại này không nên dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ thay vào đó hãy sử dụng dung dịch gừng, tỏi, ớt, rượu hoặc nước rửa chén pha loãng với nước để phun lên vùng sâu bệnh. Do mướp đắng nhanh cho ra trái nếu phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị tồn dư trên trái ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng với cách trồng mướp đắng trong chậu sẽ giúp bạn luôn có trong nhà mình những giàn mướp đắng sai quả.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác