Kỹ thuật trồng hoa thanh tú khoe sắc xanh giữa mùa thu Hà Nội

9/4/2018 8:59:08 AM
 Bạn là người yêu hoa thanh tú và muốn trồng, chăm sóc chúng nở nhiều hoa quanh năm tươi tốt cho hoa nhiều nhưng chưa biết kỹ thuật trồng hãy cùng tìm hiểu các bước chăm sóc dưới đây nhé.

 

Hoa thanh tú mang màu sắc xanh dịu dàng, sắc thiên thanh làm tô điểm thêm màu sắc xanh cho mùa thu Hà Nội được nhiều người lựa chọn trồng trên ban công. Bạn là người yêu hoa thanh tú và muốn trồng, chăm sóc chúng nở nhiều hoa quanh năm tươi tốt cho hoa nhiều nhưng chưa biết kỹ thuật trồng hãy cùng tìm hiểu các bước chăm sóc dưới đây nhé.

Màu sắc, hình dáng, đặc điểm hoa thanh tú

Hoa thanh tú mang hình dáng tao nhã, màu sắc xanh thiên thanh dịu dàng như cái tên của loài hoa. Hoa thanh tú mọc ra từ nách lá, cánh tràng với 5 cánh dính thành ống loe rộng trên một mặt phẳng, nhụy vươn lên từ tâm điểm hình ngôi sao màu trắng.

Thân hoa thanh tú phân nhiều cành tránh, trên thân và cánh nhánh có lớp lông trắng mịn bao phủ, Lá đơn, mọc cách so le, dạng trái xoan nhỏ, cũng có phủ lớp lông mịn. 

Màu sắc gần gũi, hình dáng đặc trưng mang lại sắc xanh nhẹ nhàng giữa bầu trời thu Hà Nội, khiến cho khu vườn trở lên mới lạ hơn. Vậy để trồng được hoa thanh tú người trồng nên chuẩn bị trước những gì, cách chăm sóc ra sao?

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thanh tú

Hoa thanh tú là giống cây thân thảo nên phát triển rất khỏe mạnh, không kén đất và không cần nhiều thời gian chăm sóc. Cây phát triên cành nhánh rất khỏe, giống cây ưa nắng và chịu được bóng bán phần rất tốt.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

Người trồng cây cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, chậu có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt hoặc cán thìa, kéo sắc, 1 chậu hoa thanh tú khỏe mạnh và tưới đủ nước, ca nước.

Kỹ thuật trồng hoa thanh tú bằng cành

Hoa thanh tú thường được trồng quanh năm người trồng mua giống cây tại các cửa hàng hoa hoặc có thể xin giống từ nhiều nguồn khác. Khi mang cành về giữ ẩm cành. Trồng cành xuống đất ẩm đã bổ sung phân và đất dinh dưỡng nuôi cây. Để nơi cao tránh ngập nước, do cành mới còn yếu nên thời gian giâm cành nên để nơi có râm mát, tránh nắng nhiều, nhiệt độ cao. Khi cánh bắt đầu ra lá con là đã đạt được thành công bước giâm cành.

Thành cây

 Giữ ẩm cho cây, nếu cây mau quá có thể cho sang chậu cho cây phát triển dễ dàng.

Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.

Chăm sóc

+ Bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần một lần.  Nếu bụi cây có kích thước nhỏ : thường dùng liều KN03 là 15-20 g/ 8 lít nước. Nếu cây trung bình, tán lá quá nhiều thì dùng liều 30-50g/ 8 lít nước.

+ Phun KN03 làm hai đợt cách nhau từ 7-10 ngày, phun lúc chiều mát, phun toàn thân cây.Việc dùng phân thuốc kích thích giúp việc xử lý cây cảnh ra hoa đều đồng loạt.

+ Tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng cho tới chiều suốt thời kỳ từ hạt hoa cho tới ra hoa

+ Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

+ Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn (Cây sẽ không khỏe,không bền).

+ Khi hết lứa hoa bạn có thể cắt hết cành sát gốc để cây mọc chồi mầm , ra lứa hoa mới. Cành cắt đi đem giâm lại được một chậu khác. Khi giâm cành nên chọn cành bánh tẻ,màu nhánh cây thanh tú xám làm hom để nhân giống.

Sau mỗi đợt xử lý cây cảnh ra hoa phải bón thêm phân để cây có dinh dưỡng mau phục hồi sức, nếu không bón phân kịp thời cây cảnh sẽ suy yếu dễ bị sâu bệnh tấn công và có thể bị chết.

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác