Lạ: nghĩa trang chỉ dành cho cá voi và tục thờ cá voi

5/27/2016 2:14:55 PM
Đã có biết bao nhiêu trường hợp cá voi xả thân bảo vệ ngư dân bám biển hay bằng trí thông minh "hạn hẹp" của mình đã tìm ra cách giúp ngư dân thoát khỏi cơn nguy kịch "ngàn cân treo sợi tóc".  

 

Đã có biết bao nhiêu trường hợp cá voi xả thân bảo vệ ngư dân bám biển hay bằng trí thông minh "hạn hẹp" của mình đã tìm ra cách giúp ngư dân thoát khỏi cơn nguy kịch "ngàn cân treo sợi tóc".

Đã từ lâu trong tâm thức ngư dân, loài cá voi (còn gọi cá Ông) là vật linh, vị thần độ mạng và là nơi gửi gắm niềm tin trong những ngày tháng lênh đênh trên biển.Trước biển con người trở nên hết sức nhỏ bé, trước bão tố phong ba cái sống và cái chết cận kề ở trong gang tấc theo cái nghĩa đen thì họ tìm đến cái ông như 1 vị thần linh để bảo hộ cho người dân được bình an. Thực tế cho thấy trong những trận cuồng phong kèm theo những cột sóng lớn bủa vây rồi nhấn chìm tàu cá, số phận ngư dân trở nên mong manh. Nếu đúng lúc ấy, cá voi xuất hiện, nó sẽ trở thành phao cứu sinh cho nhiều người bám trụ và sống sót kỳ diệu.

Nhà khoa học Boris Cyrulnik người Pháp nhận định rằng: Các hành động cứu người của loài vật xuất phát từ mối liên hệ giữa các giống loài khác nhau. Ở một số loài, sự bất ổn của loài này kéo theo sự bất ổn cho loài khác.

Ở động vật có vú như chó, mèo, cá voi hệ thần kinh của chúng có thể tương tác với thế giới tâm linh của những loài khác. Do đó, khi thế giới tâm linh của một loài nào đó gặp bất ổn thì chúng cũng cảm thấy bất ổn ngay. Vì vậy, chúng sẽ đáp lại các tín hiệu bất ổn này bằng các hành vi hỗ trợ.

Nhà khoa học Piere Jouventin cho biết: "Cá voi cũng có hành vi hỗ trợ kịp thời cho con người vì chúng sống theo bầy đàn. Chúng coi con người là thành viên bầy đàn của mình và ra tay cứu giúp khi gặp nguy hiểm". vì vậy đối với ngư dân, họ coi cá voi  như là 1 vị thần linh, giúp đỡ họ mỗi khi gặp khó khăn trên biển.  Đã có không ít lần khi cá voi bị mắc cạn, chết trôi dạt vào bờ, Mỗi lần như vậy cá voi lại được những ngư phủ làng biển vớt vào chon cất. Việc chôn cất được tiến hành cẩn thận từng bước như 1 lễ nghi quan trọng dành cho đức ông Nam Hải – vị cha của biển cả. Công việc tâm linh  này tạo nên 1 nét văn hóa biển có giá trị nhân văn vô cùng lớn bởi sự đồng cảm, chia sẻ và tôn trọng giữa con người với sinh vật biển, giữa con người với môi trường biển .

Từ xưa đến nay ngư dân  khi thấy cá voi bi dạt vào bờ đều ứng xử như với 1 con người, chôn cất, thờ phụng và lo nhang khói cho cá Ông . Họ cho rằng những nghi lễ và sự thờ cúng ấy có liên quan đến việc đi biển. Việc này  tạo cho họ sự an tâm, giúp họ tin tưởng hơn vào công việc của họ cũng như họ nghĩ rằng bên cạnh họ luôn có sự trợ giúp của lực lượng siêu nhiên và lưc lượng tự nhiên khác

Trang trọng yên nghỉ bên 1 nghĩa trang bên biển những ngôi mộ cá ông chẳng ngày nào mà không ấm cúng  hương khói. Không biết phong tục thờ cúng này đã có từ bao giờ nhưng mỗi chủ ghe, mỗi ngư dân nếu là người phát hiện ra xác ông Nam Hải thì người đó và gia đình phải thực hiện đầy đủ các nghi thức chôn cất, để tang ông 3 năm như tang cha, sau 3 năm thì bốc xương mang về đựng lọ và cúng tiếp tại ban thờ gia đình. Những tấm bìa vốn chỉ khắc tên người khi mất thì trong nghĩa trang Nam hải này đều có tên là Nam Hải chi mộ. Nghĩa trang này tại Vũng tàu đã trở thành nghĩa địa cá ông lớn nhất. đối với mỗi ngư dân việc làm này không chỉ khiến họ cảm thấy duy tâm hơn khi đi biển mà còn là cách trở ơn với loài vật đã luôn cứu họ trước sóng to gió lớn.

Nhớ ơn vị ân nhân của biển cả, người dân luôn thờ tự cá Ông. Trong hàng chục lăng thờ cá Ông ở Lý Sơn, lăng Tân (còn gọi là Sở Đại Dương) ở thôn Đông, xã An Vĩnh là nơi có nhiều bộ xương cá voi có niên đại hơn 200 năm và lớn nhất trên đảo. Lăng Tân còn lưu giữ hai bộ xương cá voi khổng lồ, trong đó cá voi xám (ông Đại Dương) dài 21 m, lúc còn sống nặng khoảng 72 tấn và cá voi lưng gù (ông Đức Ngư) dài 17 m, nặng 55 tấn. Hiện lăng Tân đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhiều lăng khác như: Cồn, Đông Hải... lưu giữ cá voi trên đảo Lý Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Chẳng có vùng biển nào trên thế giới lại có sợi dây gắn kết văn hóa bền chặt như Việt Nam. Trải dài các vùng biển bắc- trung- nam mặc dù có những nét văn hóa trong sinh hoạt khác nhau nhưng hầu hết những tín ngưỡng, phong tục của các làng biển tồn tại được cho tới hôm nay đều nhờ vào tinh thần biển của các ngư dân các vùng biển khác nhau, có ý thức duy trì bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác

Tổng hợp

Các tin khác