Lan bị bệnh héo rễ: nguyên nhân, cách khắc phục cực hiệu quả

3/3/2022 3:41:00 PM
Trong quá trình sinh trưởng của lan, do một vài yếu tố nào đó khiến cho các loài vi khuẩn, nấm bệnh phát triển, gây hại trên lá, thân, rễ của lan làm ảnh hưởng tới lan.

 

Lan bị bệnh héo rễ: nguyên nhân, cách khắc phục cực hiệu quả

Trong quá trình sinh trưởng của lan, do một vài yếu tố nào đó khiến cho các loài vi khuẩn, nấm bệnh phát triển, gây hại trên lá, thân, rễ của lan làm ảnh hưởng tới lan. Một trong những bệnh thường gặp nhất ở lan chính là bệnh héo rễ, khi lan mắc bệnh rễ của lan dần dần khô héo. Nguyên nhân nào gây bệnh héo rễ ở lan, cách khắc phục bệnh cực hiệu quả được những người trồng lan mách bảo.

Trong các bộ phận của lan gồm có lá, thân, rễ, chồi non,…thì rễ là cơ quan sinh dưỡng có tầm quan trọng khá lớn đối với sự phát triển của rễ lan. Rễ có nhiệm vụ bám dính vào giá thể trồng, hút nước, muối khoáng, dự trữ dinh dưỡng tạm thời cho cây lan. Cấu trúc của rễ lna bao gồm: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.

+ Miền trưởng trưởng thành, miền hút chính là phần rễ trắng, lớp này có rất nhiều lông hút, mạch truyền dẫn có nhiệm vụ hút nước & muối khoáng, vận chuyển các chất dinh dưỡng đến thân và tế bào dự trữ.

+ Miền sinh trưởng, miền chóp rễ (vùng chóp xanh ở đầu rễ) là nơi phân chia các tế bào, giúp rễ dài ra, miền chóp rễ có tác dụng bảo vệ che chở các mô phân sinh khỏi bị hư hỏng bởi lực ma sát với giá thể khi dài ra.

Cũng giống như nhiều các loài cây hoa cảnh khác rễ được coi là bộ phận quan trọng nhất. Một chậu lan có thể sinh trưởng tốt, cho hoa nở to đẹp màu sắc rực rỡ không chỉ cần lá khỏe mạnh mà bộ rễ của cây cũng cần khỏe mạnh.

Nhưng trong quá trình sinh trưởng nhất là thời điểm mưa kéo dài, độ ẩm trong không khí tăng cao, tưới quá nhiều nước, giá thể đã cũ chưa được thay thế mới,…khiến cho rễ lan bị ảnh hưởng. Một số cây xuất hiện tình trạng bị héo dần, khô xốp lại, rễ không còn cứng như lúc đầu, dần dần rễ chuyển sang màu nâu đen, mục ra, dễ bị đứt. Đây chính là dấu hiệu của bệnh héo rễ trên cây lan.

Nguyên nhân nào gây bệnh héo dễ trên lan

Nguyên nhân gây bệnh héo rễ trên lan do các loại vi khuẩn tấn công vào gốc lan. Bởi khu vực gốc lan có độ ẩm cao nhiều do mưa nhiều, tưới quá nhiều nước, giá thể mục,…từ đó tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn có hại phát triển sinh sôi và gây hại cho rễ hoa lan. Khi rễ của lan bị tấn công từ từ sẽ héo dần, khô xốp lại, rễ không còn cứng như lúc đầu, dần dần rễ chuyển sang màu nâu đen, mục ra, dễ bị đứt kéo theo lá vàng dần, nặng có thể chết cây nếu không được kịp thời phát hiện, khắc phục sớm.

Những cây lan đã trưởng thành đang phát triển tốt khi bị bệnh sẽ ít bị chết hơn, nhưng rễ khô và mục sẽ làm cho cây chậm phát triển, yếu ớt, còi cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa

Bệnh héo rễ thường gặp ở một số giống hoa lan như Phalaenopsis (Hồ điệp), Dendrobium (Đăng lan) hay Cattleya (Cát lan)…Một số giống lan có bộ rễ to khỏe thường ít bị nhiễm bệnh này.

Thời điểm bệnh héo rễ xuất hiện

Thời điểm bệnh héo rễ xuất hiện và gây hại cho rễ lan chính là thời điểm vào mùa mưa khi những trận mưa lớn, kéo dài nhiều ngày sẽ khiến cây bị úng nước, dần sang màu đen và mục dần

Hướng dẫn cách điều trị bệnh héo rễ ở lan

Điều trị cây bị nhiễm bệnh:

Khi phát hiện rễ lan xuất hiện tình trạng bị nhiễm bệnh, héo dần, khô xốp lại, rễ không còn cứng như lúc đầu, dần dần rễ chuyển sang màu nâu đen hãy sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ hết rễ đã bị bệnh, treo cách ly chậu lan bị bệnh.

Sử dụng các thuốc để điều trị bệnh héo rễ như: Benlate 50WP, Vicarben 50 BTN, Topsin -M 50WP, Derosal 50SC để phun xịt.

Cách phòng trừ bệnh héo rễ ở lan

Khi thời tiết có mưa kéo dài, độ ẩm trong không khí tăng cao, giá thể nhiều nước người trồng nên sử dụng các các mảnh nilong để che phía trên giàn lan, tránh mưa xối xuống chậu hoặc có thể di chuyển lan vào khu vực ít bị mưa.

Nhưng khi che chắn cho chậu lan không không nên che chắn quá kín mà nên để giàn được thông thoáng, tạo nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho cây.

Thời điểm này tránh sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao, làm cây xanh, mọng nước, rễ sẽ yếu, sức đề kháng kém.

Bên cạnh đó, khi bắt đầu trồng lan, lựa chọn và xử lý giá thể trồng lan không nên sử dụng giá thể có tính giữ nước nhiều và lâu như vỏ dừa khô, cám xơ dừa,… Bởi theo thời gian những giá thể trồng lan này dễ tạo điều kiện cho bệnh và vi khuẩn phát triển. Do đó, khi trồng một số loại lan như Phalaenopsis (Hồ điệp), Dendrobium (Đăng lan) hay Cattleya (Cát lan)… nên thay thế bằng dớn sợi, than củi để đất trồng không giữ nước nhiều.

Thời điểm mưa nhiều, độ ẩm không khí cao không nên treo các chậu lan sát sít nhau để giàn lan luôn được thông thoáng, giảm bớt độ ẩm không khí trong giàn lan.

Không nên che chắn quá kín xung quanh vườn lan để giàn lan luôn được thông thóang, có nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho cây lan, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm bệnh

Thời điểm này không nên dùng nhiều phân bón có hàm lượng đạm cao để bón cho cây, làm cho cây xanh mướt, bộ rễ mềm yếu, sức chống đỡ với bệnh kém.

Hi vọng những thông tin hữu ích về nguyên nhân, các điều trị bệnh héo rễ ở trên đây sẽ giúp cho những người trồng lan có thể điều trị cho lan, giúp lan phát triển khỏe mạnh, hạn chế bị nhiễm bệnh

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ

Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn

Lan bị cháy đầu rễ nguyên nhân do đâu, cách khắc phục hiệu quả nhất

Kỹ thuật kích thích rễ hoa lan mọc nhanh, ra nhiều rễ

Bệnh thối đen trên hoa lan: dấu hiệu, cách điều trị

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác