Loại trái cây khi nấu chín gấp đôi dinh dưỡng, chữa bệnh hiệu quả

7/17/2023 4:23:00 PM
Những loại trái cây khi được nấu chín không chỉ mang lại hương vị độc đáo khác hoàn toàn khi ăn sống mà còn gấp đôi dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho,... cực kỳ hiệu quả.

 

Những loại trái cây khi được nấu chín không chỉ mang lại hương vị độc đáo khác hoàn toàn khi ăn sống mà còn gấp đôi dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho,... cực kỳ hiệu quả.

Với một số loại quả, khi nấu chín sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Những loại trái hấp, nấu còn rất thích hợp cho cả người lớn bởi những giá trị dinh dưỡng được nhân lên gấp nhiều lần sau khi được nấu chín và công dụng chữa bệnh không cần tới thuốc.

3 loại quả nhân đôi dinh dưỡng, chữa bệnh hiệu quả khi được nấu chín/hấp chín

Lê hấp

Quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axít acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch, lao phổi, viêm phế quản cấp tính.

Hàm lượng vitamin, đường khá phong phú trong quả lê có tác dụng bảo vệ gan, dưỡng gan và lợi tiêu hóa khá tốt. Trong Đông y, quả lê có tính mát, khi ăn có vị chua nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc. Khi nấu chín lê giúp bổ âm cho ngũ tạng, dưỡng âm bổ dịch. Lê hấp đường phèncó tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dân gian thường dùng đường phèn trong các bài thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Cách chế biến lê để điều trị một số bệnh

Cách 1: Lê hấp đường phèn

Lê sau khi mua về rửa sạch, dùng dao cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột bên trong, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước. Cách này để giúp điều trị cho các trường hợp “háo phổi” ho khan do phế nhiệt, phụ nữ có thai hay bị nôn.

Cách 2: Lê - đậu đen:

Khi mua lên nên chọn trái lê to, cắt nắp, khoét bỏ hạt nhồi đầy đậu đen (đã ngâm 7-8 tiếng), đường phèn đậy nắp, om nhừ. Với cách làm này giúp tiêu đờm, hết ho hen khó thở.

Cách 3: Lê - mía:

Sử dụng vỏ lê 10g, vỏ mía 15g. Sắc kỹ uống thay nước hằng ngày giúp điều trị viêm họng mạn hiệu quả.

Cách 3: Cháo lê:

Sử dụng lê 3 - 5 quả, gạo 60g, gọt bỏ vỏ bên ngoài, thái nhỏ ép lấy nước cho vào cháo đã nấu nhừ, đánh đều, đun sôi lại. Ăn nóng, nếu nhiều nước lê, thêm nước đủ nấu cháo từ đầu có tác dụng chữa ho, suy nhược ở trẻ em, người già.

Bên cạnh đó, khi ăn lê thường xuyên còn có tác dụng chữa được chứng hay mệt, sưng đau họng, lợi, lưỡi, táo bón, mắt sưng đỏ, đi tiểu vàng, phòng chữa bệnh tăng huyết áp thể can thượng cang hoặc hỏa thượng viêm... hiệu quả.

Cam nướng muối

Cam nướng muối mang lại nhiều lợi cho sức khỏe, phòng chữa bệnh hiệu quả. Khi sử dụng cam nướng muối có thể giúp giảm ho, tiêu đờm, hồi phục vị giác, khứu giác sau quá trình nhiễm bệnh

Muối có tác dụng sát khuẩn họng rất tốt, trong khi đó, cam chứa nhiều vitamin C nên khi kết hợp hai loại này với nhau có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau họng giảm cảm lạnh, ho,...

Ngoài ra để điều trị cảm có thể sử dụng cam đem hấp cách thủy, bằng cách cắt đôi mà chỉ cắt một chút phần đầu và giữ nguyên phần nắp, rắc muối ăn lên mặt, đậy nắp, dùng tăm cắm cố định và hấp khoảng 10 phút. Phương pháp này giúp điều trị các bệnh cảm cúm tại nhà một cách tự nhiên, hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Táo hấp

Táo là một trong những loại trái cây vô cùng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh. Táo không chỉ được sử dụng làm các món salad, nước ép, làm nguyên liệu cho nước dùng trở nên ngon hơn mà còn sử dụng hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh.

Táo chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, đường, chất béo, kali, magie,... nên khi ăn thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đồng thời, pectin có trong táo còn giúp làm dịu chứng táo bón. Nhưng khi nấu chín táo, pectin còn có có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, điều trị tiêu chảy và thải độc rất tốt.

Để nấu chín táo cũng chỉ cần rửa sạch, cắt thành miếng tùy thích, không bỏ vỏ táo chỉ bỏ phần lõi bên trong táo, cho phần táo đã cắt vào bát cùng chút đường phèn, hấp cách thủy khoảng 5 phút.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Giải nhiệt mùa hè với lê hấp đường phèn

Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng

Táo có tác dụng tốt thế nào đối với trẻ?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác