Lời dạy của Phật pháp qua hình tượng ba con khỉ bịt mắt tai miệng

2/11/2016 11:45:00 PM
Nhân dịp năm Bính Thân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài khỉ, đặc biệt là hình tượng 3 con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng có ở một số  ngôi chùa ở Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản ...

 

Nhân dịp năm Bính Thân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loài khỉ, đặc biệt là hình tượng 3 con khỉ, một con che hai mắt, một con bịt hai tai và một con bịt miệng có ở một số  ngôi chùa ở Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản ...Vậy, ý nghĩa hình tượng trên dưới góc độ Phật Pháp là gì?

Đối với quan niệm của số đông suy luận rằng, hình ảnh trên có nghĩa là “không thấy, không nghe và không nói” hoặc giải thích một cách cặn kẽ là trong cuộc sống, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh.

Lời dạy của Phật pháp qua hình tượng ba con khỉ bịt mắt tai miệng

Tuy nhiên nếu hiểu theo cách trên là không đúng vì cộng đồng cần sự quan tâm, chia sẻ, đoàn kết bên nhau. Ý nghĩa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua 3 hình tượng trên đầy thâm thúy, sâu xa.

Lịch sử và ý nghĩa của bức tượng “bộ khỉ tam không”

Từ hàng ngàn năm về trước, bức tượng trên đã xuất hiện tại Ấn Độ. Lúc đầu, đó là bức tượng về vị thần Vajrakilaya, vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Bức tượng được khắc họa nhằm răn dạy mỗi người không được nói điều xấu, không nhìn điều xấu và không nghe điều xấu.

Sau đó, không rõ tư tưởng “ba không” trên theo các nhà tu hành Phật giáo vào Trung Quốc ở thời kì nào nhưng khoảng thế kỷ thứ 9, một thiền sư người Nhật Bản trong chuyến đi làm việc ở Trung Quốc đã mang theo về xứ sở phù tang tư tưởng này.

Hiện, trong đền Toshogu (Nhật Bản) hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru, nghĩa là: không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu và không nói điều xấu bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro nổi tiếng từ thế kỉ 17. Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý trên.

Trong sâu thẳm, người Nhật muốn thể hiện triết lý của riêng mình đó là: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”.

Lời dạy của Phật pháp qua hình tượng ba con khỉ bịt mắt tai miệng

Đền Toshogu nơi có "bộ khỉ tam không" của nghệ nhân Hidari Jingoro.

Nghĩa là khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện. Trên thực tế, bản chất của con người vốn tò mò, vì vậy không ít người dành quá nhiều thời gian để nghe, nhìn, soi mói tất cả mọi chuyện, dù không liên quan đến mình và sau đó nói lại cho người khác, nói những điều không nên nói. Đây là một tật xấu, làm cho cái tâm trở nên “động”.

Vì vậy, “bộ khỉ tam không” là một bài học có giá trị to lớn để răn dạy và loại trừ tật xấu của con người.

Tổng hợp

Các tin khác