Lý Gia Linh Thạch - Hòn đá thiêng của nhà Lý

2/26/2015 10:47:02 AM
Vương triều Lý kéo dài 216 năm (1010 - 1226) gồm 9 đời vua, thủy thổ là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Gần 1000 năm trôi qua, để lại nhiều dấu ấn lịch sử trọng đại, nay các nhà sử học đang tìm lại cuội nguồn của Lý Thái Tổ, nổi cuộm lên hai điều chính.

 

 

Hòn đá thiêng của nhà Lý

 

Vương triều Lý kéo dài 216 năm (1010 - 1226) gồm 9 đời vua, thủy thổ là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn). Gần 1000 năm trôi qua, để lại nhiều dấu ấn lịch sử trọng đại, nay các nhà sử học đang tìm lại cuội nguồn của Lý Thái Tổ, nổi cộm lên hai điều chính:

 

Cha của Lý Thái Tổ là ai? (Nhiều người cho rằng là Lý Vạn Hạnh).

 

Mẹ Lý Thái Tổ quê ở đâu?

 

(Tấm bia Lý Gia Linh Thạch ở chùa Tiêu - thị xã Từ Sơn đã minh chứng cho hai điều trên.

 

Nay bia được đặt trong nhà bia tại sân chùa Tiêu, đôi câu đối viết lên hai cột nhà bia:

 

Lý Gia Linh Thạch tồn bi ký

Tiêu lĩnh danh khu đắc sử truyền

(Dấu thiêng nhà Lý còn bia tạc

Danh thắng non Tiêu được sử truyền)

 

Kích thước tấm bia đá (69 x 39x23) cm, chữ khắc 4 mặt, chất liệu bằngđá nhám, một loại đá xù xì, có nhiều vết sứt, gây nhiễu cho nét chữ. Mặt trước bia ghi 4 chữ to “Lý Gia Linh Thạch”. Mặt sau gồm 178 chữ thể hiện trên 9 dòng thẳng đứng trong một mặt phẳng (55 x 32) cm. Từ dòng 1 đến dòng thứ 7 mỗi dòng gồm 23 chữ. Dòng 8 gồm 7 chữ, dòng 9 gồm 10 chữ (chữ “cảnh” đã bị đục).

 

Dịch nghĩa trên viên đá:

 

“Sự hiển linh của người mẹ, sự thông sáng của thần. Thần thông biến hóa thể hiện ở hòn đá linh đã tồn tại bao đời nay. Bắt đầu là từ ngôi chùa Cảm Ứng Thiên Tâm tọa lạc bên rừng chuối “núi Tiêu”. Trụ trì chùa là tăng Lý Vạn Hạnh, người ở Cổ Pháp (không nói rõ làng, xã, hương…).

 

Bà mẹ họ Phạm là người ở huyện Đồng Ngàn, Hoa Lâm đi vãn cảnh chùa, thường thấy một hầu thần (khỉ thần) đến mách bảo và đưa bà vào hang núi Ba Tiêu huyễn hóa, trong hang có mùi thơm lừng và khí hơi mờ mịt. Vì thế đã để lại sự tích bà mẹ họ Phạm có thai đẻ ra vua Lý (Lý Thái Tổ) trong cuộc đi chơi vãng cảnh chùa cổ, tăng thấy sự việc bèn lấy hòn đá to ở trong hang làm bia ghi lại sự  tích (đó là hòn đá thiêng).

 

Hang không còn, nhưng điện thờ được tu sửa. Tránh kẻ phản kháng, xuyên tạc sự thực, tăng đã ghi lại sự tích một cách trung thực rõ ràng để mãi mãi về sau ý nghĩa hòn đá thiêng được truyền tụng theo ý của nó.

 

…thịnh năm thứ nhất (1793) ngày đẹp đầu tháng 5.

 

Tất cả có 5 xã và 1 thôn tham gia dựng bia, đều là những nơi quan hệ mật thiết với sự tích cội nguồn Lý Thái Tổ.

 

Mặt bên phải bia ghi:

 

Đông Ngàn huyện, Đình Bảng xã, đồng xã đẳng (Tất cả nhân dân xãĐình Bảng huyện Đồng Ngàn).

Đồng Ngàn huyện, Dương Lôi xã (xã Dương Lôi huyện Đồng Ngàn).

An Phong huyện, Tam Tảo xã.

 

Mặt bên trái bia ghi:

An Phong huyện, Tiêu Sơn thượng xã, hương lão viên mục thượng hạđẳng (Phụ lão và các sắc thuộc xã Tiêu Sơn Thượng, huyện Yên Phong).

An Phong Huyện, Tiêu Sơn xã, Phù Long thôn, hương lão viên mục thượng đẳng (Phụ lão và chức sắc thuộc thôn Phù Long xã Tiêu Sơn huyện Yên Phong).

Văn tự của văn bia cho biết: Theo sự tích Lý Vạn Hạnh thì bà Phạm Thị có thai là do âm khí ở trong hang, do “huyễn hóa” mà thành, đồng thời dấu tích để lại là hòn đá thiêng.

Trong 5 xã và 1 thôn tham gia lập bia không có địa danh Hoa Lâm. Vậy Hoa Lâm quê bà Phạm Thị thuộc về xã Dương Lôi vì xã Dương Lôi có rừng Hoa Lâm và đền thờ bà Phạm Thị.

 

Hi vọng bản dịch này làm sáng tỏ được sự việc đang tranh cãi về các sự kiện lịch sử chưa thống nhất.

 

Skcs.vn (sưu tầm)

Các tin khác