Nam Phi: Sản xuất bát sinh học giúp giảm thiểu rác thải nhựa
Các bao bì, sản phẩm nhựa đựng thực phẩm đang lấp đầy các bãi rác gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đại dương. Theo con số thống kê, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng 300 triệu tấn chất thải nhựa, nhưng chỉ 14% trong số đó được tái chế. Lượng rác thải đủ để phủ kín gấp 4 lần diện tích của trái đấy. Việc lạm dụng các túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường. Nhằm giảm thiểu điều này một công ty khởi nghiệp Munch Bowls ở Cape Town, Nam Phi đã phát triển một loại bát sinh học có thể ăn được để hạn chế các túi nilon, sản phẩm nhựa,…
Georgina de Kock một nghệ sĩ đồng thời cũng là một doanh nhân sau khi làm việc tại các chợ thực phẩm cô đã sốc khi chứng kiến một lượng lớn số lượng bao bì được sử dụng để phục vụ thức ăn đường phố. Do đó, cô và các cộng sự đã sáng lập ra Munch Bowls để nghiên cứu và sản xuất ra những chiếc bát sinh học đầu tiên có trụ sở tại Nam Phi.
Công ty Munch Bowls cho biết các sản phẩm bát sinh học này nguyên liệu được làm từ lúa mì nên khách hàng hoàn toàn có thể ăn được mà rất tốt cho sức khỏe. Bát Munch được làm với tất cả các thành phần từ thiên nhiên, bao gồm cả chiết xuất hồng trà Nam Phi, một loại thực vật có nhiều chất chống oxy hóa. Khách hàng có thể mua bát có hương vị đơn giản cho đồ ăn mặn và bát có hương vị ngọt ngào cho món tráng miệng tuyệt vời. Những chiếc bát sinh học này là sản phẩm thuần chay nên những người ăn chay vẫn có thể sử dụng , chúng có thể giữ súp nóng lên đến 5 giờ và có thời hạn sử dụng 15 tháng.
Đại diện công ty cho biết trước kia những chiếc bát sinh học của họ được làm thủ công nhưng dần dần do nhu cầu khách hàng sử dụng nhiều, đặt hàng với số lượng lớn. Công ty đã tiến hành sản xuất những chiếc bát sinh học này bằng dây chuyền công nghệ, một máy có thể cho ra 500 cái bát mỗi giờ.
Chúng được bán trên thị trường để phục vụ các buổi dã ngoại, tiệc tùng và các sự kiện khác. Công ty khởi nghiệp này cho biết, họ đã bán loại bát này cho các khách sạn tại Nam Phi, Bỉ, Singapore và Dubai.
Những chiếc bát sinh học này bạn có thể sử dụng cho các buổi tiệc dã ngoại cắm trại ngoài trời, buổi tiệc tùng khác. Hiện nay, các sản phẩm của công ty này được các khách sạn ở Nam Phi, Bỉ, Singapore và Dubai đặt hàng và sử dụng.
Những chiếc bát không chỉ giúp giảm thiểu lượng đồ nhựa dùng một lần mà còn tiết kiệm thời gian, công sức làm sạch sau khi sử dụng và đặc biệt, chúng là một “món” rất lành mạnh trong thực đơn.
Một chiếc bán lớn nếu bán sỉ chỉ có giá khoảng hơn 5,000đ giao động khoảng 33 cent. Mặc dù giá có cao hơn so với các bát nhựa sử dụng một lần trước kia nhưng những chiếc bát sinh học này còn bảo vệ môi trường, có giá trị dinh dưỡng và có thể tích hợp chế độ ăn uống lành mạnh.
Cô Georgina de Kock cũng chia sẻ thêm: “Nếu bạn dùng nó để đựng một chiếc bánh taco, hay là một chiếc gỏi cuốn, rồi ăn cả bát, bạn sẽ bổ sung thêm giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn. Nếu bạn đựng bằng đồ nhựa dùng một lần, bạn không thể ăn đồ đựng. Nó không mang lại bất cứ điều gì tốt cả, chỉ gia tăng sự ô nhiễm mà thôi”.
Các công ty khác cũng đã chế tạo ra các vật liệu khác có thể ăn được, nhưng Munch Bowls là công ty đầu tiên có trụ sở tại Nam Phi có thể sản xuất ra những chiếc bát sinh học có thể ăn được.
Hiện tại, công ty cũng lắp đặt thêm các dây chuyền sản xuất mới để cho ra thị trường các sản phẩm đa dạng khác như thìa, cốc cà phê và hộp đựng cho bữa ăn trên các chuyến bay, chuyến tàu,…
Sukhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Malaysia nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng xịt mũi hoặc uống
Rất nhiều người không được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do sợ kim tiêm do đó các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã nghiên cứu phát triển vaccine Covid-19 dạng uống hoặc xịt mũi -
Phát triển thiết bị phân tích chất lượng nước sinh hoạt bằng giấy
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Công giáo Louvain (UCLouvain) đã nghiên cứu, phát triển một thiết bị phân tích được chất lượng nước bằng giấy. -
Phát triển vật liệu in 3D có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Loại vật liệu in 3D đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu và phát triển có khả năng tiêu diệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trên bề mặt trong vòng 20 phút, giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chế tạo robot lỏng hoạt động liên tục không cần pin, nguồn điện
Nhóm các nhà nghiên cứu Khoa Năng lượng thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley (LBNL) và Đại học Massachusetts Amherst đã chế tạo một loại robot lỏng hoạt động liên tục không cần điện. -
Phát triển loại thép không gỉ có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông đã nghiên cứu phát triển một loại thép không gỉ có khả năng tiêu tiệt SARS-CoV-2 trong vài giờ giúp hạn chế sự lây lan virus ở các khu vực công cộng, thang máy, tay nắm cửa,… -
Nhật Bản phát minh loại khẩu trang phát hiện được Covid-19
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học tỉnh Kyoto (KPU), nằm ở phía tây Nhật Bản đã nghiên cứu phát minh ra một loại khẩu trang không những ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 mà còn có khả năng phát hiện nếu tiếp xúc với SARS-CoV-2 -
Sáng chế loại kẹo cao su giúp giảm lây nhiễm Covid-19
Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một loại kẹo cao su mới có khả năng giúp bẫy virus SARS-CoV-2, từ đó giảm các ca lây nhiễm Covid-19. -
Mũ cách ly di động phòng chống dịch Covid-19 lợi hại như thế nào?
"Mũ cách ly" di động Vihelm của 3 bạn trẻ Việt Nam được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới vinh danh, trao danh hiệu Đại sứ trẻ Sở hữu trí tuệ. Vậy sáng chế “chiếc mũ cách ly di động” này có điểm gì đặc biệt trong việc phòng chống dịch Covid-19 hiện nay? -
Trung Quốc phát triển robot tí hon chở thuốc đến tiêu diệt tế bào ung thư
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ACS Nano cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc phát triển robot động vật in 3D có thể di chuyển trong mạch máu, mang theo hạt nano thuốc và tự động phun ra khi đến đích. -
Nghiên cứu phát triển biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion
Bã cà phê không chỉ sử dụng để chăm sóc da, làm đẹp, khử mùi ẩm mốc, phân bón,…mà các nhà nghiên cứu tại Indonesia đã phát triển phương pháp biến bã cà phê thành vật liệu dùng trong pin Lithium-ion.