Ngành ngân hàng đứng trước khó khăn mới

10/17/2016 10:40:17 PM
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư lần thứ 4 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu đưa việc quản trị rủi ro cũng như an toàn vốn theo chuẩn quốc tế Basel II.

 

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư lần thứ 4 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm mục tiêu đưa việc quản trị rủi ro cũng như an toàn vốn theo chuẩn quốc tế Basel II. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với hệ thống ngân hàng VN trong thời gian tới.

Theo lộ trình triển khai Basel II sẽ phải có ít nhất 10 ngân hàng được lựa chọn thực hiện Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn. Để đáp ứng yêu cầu này, Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn khuôn khổ pháp lý cho các ngân hàng thực hiện.

Trước đây quy định về tỷ lệ an toàn vốn mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng, chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Do vậy, dự thảo thông tư yêu cầu các ngân hàng thương mại sử dụng một phần vốn tự có để phòng ngừa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Trong đó, rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người…

Ví như với Basel I, trụ cột chỉ là yêu cầu vốn tối thiểu, rủi ro tín dụng và cách tiếp cận tiêu chuẩn đối với việc đo lường rủi ro và tính toán vốn. Nhưng với Basel II, về trụ cột có 3 yêu cầu là vốn tối thiểu, giám sát và kỷ luật thị trường và công bố thông tin.

Một áp lực trong việc áp dụng Basel II, đó là tăng vốn đối với các ngân hàng. Việc áp dụng Basel II sẽ khiến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng giảm/yêu cầu vốn tăng lên do ngoài rủi ro tín dụng, Basel II tính đến yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.

 

Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2017 đối với Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Techcombank, ACB, VIB, VPBank, Maritime Bank, Sacombank và từ ngày 1/1/2019 đối với tất cả ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc áp dụng Basel II đối với 10 ngân hàng lớn nhất sẽ khiến các ngân hàng này phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng cho vay và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.

Suckhoecuocsong.com.vn Theo cafebiz

Các tin khác