Nghi ngờ vật thể lạ rơi ở 2 tỉnh là vệ tinh của Nga

1/4/2016 10:53:07 PM
Sau sự kiện 2 vật thể hình cầu rơi tại địa phận Tuyên Quang, Yên Bái  xuất hiện nhiều tin đồn khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia phân tích, rất có thể đó là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy vệ tinh của Nga...

 

Sau sự kiện 2 vật thể hình cầu rơi tại địa phận Tuyên Quang, Yên Bái  xuất hiện nhiều tin đồn khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia phân tích, rất có thể đó là bình nhiên liệu của tên lửa đẩy vệ tinh của Nga...

Hai vật thể lạ có thể là bình chứa nhiên liệu của vệ tinh Nga

GS Nguyễn Khoa Sơn, Phó chủ tịch Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam cho biết, vật thể lạ phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái tương tự với các bình nhiên liệu của động cơ phản lực khí nén của tên lửa đẩy vệ tinh.Tên lửa đẩy vệ tinh thường có nhiều tầng đẩy, có nhiệm vụ đưa toàn bộ vệ tinh nặng hàng chục tấn vượt qua sức hút của Trái đất lên quỹ đạo.Khi các tầng đẩy đầu tiên đẩy vệ tinh lên quỹ đạo khoảng vài trăm kilomet thì tầng trên cùng sẽ tách ra.

Vật thể lạ có thể là bình chứa nhiên liệu của vệ tinh Nga.

Tầng này được trang bị các động cơ phản lực khí nén (khí hydranzine hoặc N203) chứa trong các bình cầu có nhiệm vụ đưa vệ tinh lên quỹ đạo cao hơn.Khi lên tới độ cao vài chục ngàn kilomet vệ tinh sẽ tách ra khỏi tầng đẩy trên cùng để bay vào quỹ đạo làm việc còn tầng đẩy sẽ quay về Trái đất.

Tầng đẩy trên cùng Briz-M trên tên lửa đẩy Proton chứa các bình nhiên liệu hình cầu tương tự vật thể lạ phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái.

Tháng 12/2015 Nga phóng 2 vệ tinh lên vũ trụ

Theo thống kê cho thấy, trong tháng 12/2015, Nga đã phóng 2 vệ tinh lên vũ trụ là vệ tinh viễn thông EKSPRESS-AMU1 phóng ngày 25/12/2015 và vệ tinh thời tiết Elektro-L2 phóng ngày 12/12/2015. Tương tự, Trung Quốc cũng phóng một vệ tinh Gaofen4 từ Tứ Xuyên. Tuy nhiên, không có thông tin về quỹ đạo cũng như tầng đẩy trên cùng của vệ tinh này.

Trong đó, với cả 2 tên lửa của Nga đều được phóng từ sân bay Baikonur nhưng EKSPRESS-AMU1được phóng bằng tên lửa Proton còn tên lửa Zenit.Tuy nhiên, các tầng trên cùng của cả 2 tên lửa này đều có các bình chứa nhiên liệu hình cầu tương tự vật thể phát hiện tại Tuyên Quang và Yên Bái.Vì vậy, khi kết hợp với thông tin trên và 2 vật thể lạ có in chữ tiếng Nga, GS Sơn cho rằng, rất có thể vật thể lạ liên quan tới hai vụ phóng vệ tinh của Nga. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán.

Quan điểm trái chiều

Ngược với quan điểm trên, Ths. Vũ Việt Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, vật thể lạ khó có khả năng là của một vệ tinh nào đó bởi “Trong vệ tinh hầu như không có thiết bị hay chi tiết nào có hình thù như vậy” và các thiết bị của vệ tinh một khi bị trả về Trái đất sẽ bị đốt cháy hết khi đi qua khí quyển.

Xét về hình dáng, mặc dù một bộ phận của động cơ đẩy vệ tinh cũng những bộ phận có hình thù như vậy, tuy nhiên, quỹ đạo của các động cơ đẩy bao giờ cũng được tính toán để bay ra phía biển chứ không rơi xuống đất liền “Cá nhân tôi không nghĩ như vậy”.

Giải thích về điều này, GS Nguyễn Khoa Sơn cho rằng, theo tính toán thì 2 tầng đẩy trên cùng của vệ tinh Nga đều rơi xuống Ấn Độ Dương sau khi bay qua Ấn Độ, song “không loại trừ trường hợp nó không thực hiện đúng tính toán”.

Quỹ đạo theo tính toán của tên lửa đẩy vệ tinh Ekspress-Amu1 của Nga.

Ông cho biết“Có thể là do sai sót nào đó trong tính toán nên các bình nhiên liệu này mới rơi xuống Việt Nam” “Trên thế giới đã từng xảy ra sự cố rơi xuống các khu dân cư và gây ra tai nạn”.

Giải thích lý do vì sao các vật thể lạ đi qua khí quyển mà không bị cháy, GS Sơn cho rằng, các quả cầu này bằng hợp kim nhôm, rỗng khi hết nhiên liệu nên rất nhẹ, do đó ít chịu lực cản không khí hơn và không bị cháy khi đi qua khí quyển Trái đất.

Tổng hợp

Các tin khác