Nghịch lý của việc tăng lương tối thiểu

8/25/2016 9:50:22 PM
Theo quan điểm của các doanh nghiệp, việc tăng lương tối thiểu vùng trong những năm tiếp theo sẽ gây ra những tác động tiêu cực như làm tăng tổng chi phí, tăng chi phí lao động, giảm lợi nhuận, không mang lại lợi ích cho người lao động.

 

Theo quan điểm của các doanh nghiệp, việc tăng lương tối thiểu vùng trong những năm tiếp theo sẽ gây ra những tác động tiêu cực như làm tăng tổng chi phí, tăng chi phí lao động, giảm lợi nhuận, không mang lại lợi ích cho người lao động.

Trên thực tế, hàng tháng mỗi doanh nghiệp dành một khoản chi phí cố định cho 1 công nhân. Thu nhập thực tế của 1 công nhân gồm lương cơ bản cộng với lương năng suất trừ đi các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Khi lương tối thiểu tăng lên, do chi phí doanh nghiệp dành cho công nhân không đổi nên lương năng suất của công nhân giảm xuống. Lương tối thiểu tăng lên, các khoản phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội vì thế cũng tăng thêm. Thu nhập thực tế của công nhân lúc này đã giảm đi vì mọi nguồn thu thì giảm mà khoản phải đóng lại phình to.

Do đó, nếu như lương cứ tăng mà thu nhập thực tế lại giảm thì không có lý gì để Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm này qua năm khác đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Mục đích của tăng lương tối thiểu là để cải thiện đời sống công nhân, đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định, không làm gia tăng lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng nhất là cải thiện đời sống người lao động thì dường như lại đang khiến công nhân trong một số lĩnh vực tỏ ra hoảng sợ trước mỗi lần tăng lương.

Luật sư Trần Tuấn Anh cho biết nghị định 122 của Chính phủ có quy định khi thực hiện tăng lương tối thiểu doanh nghiệp không được cắt giảm một số khoản như tiền làm thêm giờ, chế độ độc hại của người lao động nhưng lại cho phép doanh nghiệp thỏa thuận một số khoản phụ cấp khác, đây chính là kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng dồn mọi gánh nặng về phí bảo hiểm từ việc tăng lương tối thiểu lên vai người lao động

Hiện nay thu nhập của người lao động được trả cao hơn khoảng 50% so với mức tối thiểu. Giải thích việc này các chuyên gia cho rằng phải để mức lương tối thiểu gần với mức thu nhập đáp ứng nhu cầu sống tổi thiểu của người dân.

Theo ông Chu Văn An – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP), việc tăng lương tối thiểu vùng là tăng thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, thậm chí còn giảm thu nhập của người lao động. Các mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và phí công đoàn càng tăng thì thu nhập của lao động càng giảm. Do đó, Chính phủ và Hội đồng tiền lương Quốc gia xem xét không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 vì khi tăng các vật giá thiết yếu với người lao động cũng tăng từ 20-30% trong khi lương thực nhận của người lao động lại giảm, đồng thời làm tăng chi phí đóng BHXH, phí công đoàn.

Tăng lương cơ bản rõ ràng là một chính sách tốt, một chủ trương tốt nhưng nếu đến khâu thực hiện lại không nghiêm, không có chế tài mạnh mẽ, "mũi tên" tăng lương dù có đẹp đẽ đến mấy cũng khó lòng bắn trúng hồng tâm.

Theo các chuyên gia, trước mắt bên cạnh việc tăng cường công tác thanh kiểm tra thì Chính phủ nên có những biện pháp hỗ trợ giảm một số khoản chi phí khác cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thêm phần tiền dành cho chi phí lương. Tính toán của Bộ thương binh và xã hội cho thấy chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong các ngành có lực lượng lao động lớn sẽ tăng từ 1,2-2,7% nếu tăng lương tối thiểu vùng cho năm sau.

Tổng hợp

Các tin khác