Nghịch lý: Nhập khẩu hàng chục triệu USD nhưng đậu phộng không có củ

7/27/2016 10:15:26 PM
Thời gian gần đây tình trạng nông dân trồng lạc không có củ không đáp ứng chất lượng và nguồn cung trong nước đã tạo cơ hội cho đậu phộng Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam khiến chúng ta đang phải chi hàng chục triệu USD nhập khẩu đậu phộng từ Trung Quốc.

 

Thời gian gần đây tình trạng nông dân trồng lạc không có củ không đáp ứng chất lượng và nguồn cung trong nước đã tạo cơ hội cho đậu phộng Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam khiến chúng ta đang phải chi hàng chục triệu USD nhập khẩu đậu phộng từ Trung Quốc.

Nông dân điêu đứng vì đậu phộng trồng không củ

Anh Nguyễn Văn Long (xã Phú Hữu, An Phú, An Giang)

Cả ruộng đậu phộng rộng 7.000m2 gần 60 ngày tuổi của gia đình đã chuẩn bị thu hoạch nhưng phát hiện ruộng đậu phộng không củ. Ông Long chia sẻ “Anh thấy đấy, cả chục bụi đậu phộng nhưng chỉ có vài củ, xem như mất trắng. Tôi làm cả chục năm rồi nhưng đây là lần đầu thấy như vậy”.

Ông Bùi Văn Tỵ (xã Phú Hữu An Phú, An Giang))

Trước đây, sản lượng ruộng đậu phộng của gia đình đạt bình quân 800-900 kg/công (1.000m2), năm 2016 dù đã được 70 ngày tuổi nhưng hơn 5.000m2 đậu phộng đều không có củ, phải nhổ bỏ. Ông Tỵ lo lắng chia sẻ“Tôi thuê 15 công đất trồng đậu phộng, trong đó 5 công đậu mất trắng, diện tích còn lại cũng đạt năng suất rất thấp. Cả gia đình chỉ nhờ vào trồng đậu phộng sinh sống mà kiểu này cũng chưa biết tính sao, chưa kể chi phí thuê đất chẳng biết kiếm nguồn nào để trả”.

Ngoài gia đình ông Tỵ, ông Long nhiều người cũng bất ngờ với hiện tượng này do ruộng đậu phộng vẫn phát triển tốt, nhưng đến khi nhổ lên xem thử mới phát hiện không có củ. Ông Trần Văn Hùng (xã Phước Hưng), đã mất rất nhiều chi phí trồng và chăm sóc đậu phộng mất khoảng 70 triệu đồng nhưng chẳng thu được đồng nào. Do đó ông đề nghị “Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra, rất mong cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu” .

 Lão nông Nguyễn Văn Củng (trú thôn Cẩm Phú 2, xã Điện Phong) trầm ngâm: “Nhà tôi thuê 7 sào đất để trồng giống đậu L14 do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp (KHKTNN) duyên hải Nam Trung Bộ lần đầu tiên khuyến khích áp dụng trên cánh đồng mẫu. Nhưng hiện thu hoạch chỉ đạt 20 - 30% sản lượng so với mọi năm, không đủ trả tiền thuê đất và công cán thu hoạch”.

Nông dân Nguyễn Hữu Hà (người địa phương) chua chát nói: “Nhà tôi có 3 sào đậu phộng, mọi năm thu hoạch có thể ép được hơn 150 lít dầu nhưng mùa này sợ không đủ tiền giống, phân bón và công hái. Nói vậy nhưng cũng phải hái bởi nếu không thu hoạch thì không có đất canh tác đậu xanh cho vụ tiếp theo”. Thêm nữa, hầu hết người nông dân ở đây mỗi lần canh tác, chăm sóc hay thu hoạch hoa màu đều phải tốn 5.000 đồng/ngày, càng khiến họ chật vật.

Bắt đầu từ vụ vừa rồi, nông dân được khuyến khích chỉ trồng mỗi cây đậu phộng để hình thành cánh đồng mẫu lớn về hoa màu. Vậy nên người nông dân càng bế tắc bởi thông thường mọi năm họ xen canh một số loại hoa màu khác, nếu mất mùa cây này thì còn cây kia. Một số nông dân than vãn, họ được đối tác cung cấp giống đậu L14 và hứa hẹn sẽ bao tiêu đầu ra với giá thị trường nhưng hiện nay, phía công ty hiện không mua đậu tươi nữa mà đề nghị phơi khô mới vào lấy sản phẩm. Chính vì thế, người nông dân e ngại và không mặn mà với các giống bắp, đậu xanh sản xuất vụ hè thu tiếp theo do Viện KHKTNN duyên hải Nam Trung Bộ cung cấp.

Tình trạng đậu phộng từ Trung Quốc giá rẻ tràn vào nước ta

Tuy Việt Namlà một nước nông nghiệp nhưng phải nhập khẩu lúa mì, bắp, và đậu nành, nay lại nhập thêm đậu phộng. Trước tình trạng nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ, đậu phộng Trung Quốc giá rẻ đã có cơ hội xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn hết chúng ta chưa biết chất lượng đậu phộng này như thế nào, người nông dân lao đao trước thực trạng này.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016Việt Nam đã nhập gần 12.000 tấn đậu phộng. Trước đó trong năm 2015, Việt Nam nhập gần 35.000 tấn đậu phộng, tăng 146% so với năm 2014 (chi gần 21,5 triệu USD nhập hơn 23.623 tấn đậu phộng).  Điều đáng nói Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu đậu phộng sang nước ta nhiều nhất. Giá đậu phộng mà Trung Quốc xuất khẩu cho Việt Nam rất rẻ, chỉ ở mức 5.500 - 6.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với mức giá mua từ các quốc gia khác là 15.000 - 22.000 đồng/kg.Trong tương lai dự báo việc nhập khẩu đậu phộng ở nước ta tăng lên và Trung Quốc là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc này.Mức giá mà đậu phộng Trung Quốc bán sang Việt Nam được ghi nhận qua số liệu hải quan cũng thấp hơn rất nhiều so với giá đậu phộng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo các thương lái gom đậu phộng tại Nghệ An, Bình Định và một số tỉnh Tây nguyên, trong ba năm trở lại đây giá nhân đậu phộng xuất sang Trung Quốc luôn trên 30.000 đồng/kg. “Tôi không hiểu sao họ sang Việt Nam gom đậu phộng với giá cao rồi lại xuất khẩu ngược vào Việt Nam với giá siêu rẻ đến như vậy, rẻ hơn cả giá đậu phộng tươi chưa bóc vỏ trong nước” - một thương lái bày tỏ ngạc nhiên về thông tin giá đậu phộng Trung Quốc bán cho Việt Nam chưa tới 6.000 đồng/kg.

Theo Bộ Công thương, đâu phộng nhập khẩu chủ yếu được dùng trong ngành thức ăn nhẹ tại Việt Nam như chế biến bánh kẹo, snack.Do tốc độ phát triển của ngành này ngày một lớn trong khi nguồn cung trong nước có xu hướng giảm, Bộ Công thương dự báo nhập khẩu đậu phộng sẽ tăng trong thời gian tới.

Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, diện tích trồng đậu phộng của Việt Nam những năm qua dao động quanh mức 220.000ha với sản lượng 550.000 tấn, chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu chế biến, còn lại phải nhập khẩu. Như vậy nhiều khả năng trong các năm tới nhập khẩu đậu phộng của Việt Nam sẽ lên mức trên 200.000 tấn.

Nhu cầu đậu phộng rất lớn, trừ khi trong nước không thể đáp ứng được thì  mới nhập khẩu, còn nếu  như đậu trong nước bị thu gom bán với giá cao, rồi lại nhập khẩu đậu phộng với giá rẻ không biết chất lượng như thế nào, thì nguy cơ bị chiếm thị trường là rất lớn, và không ai hết bà con nông dân lại là người chịu khổ.

Tổng hợp

Các tin khác