Người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

11/14/2018 10:55:40 AM
Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ, việc tập thể dục cũng là phương pháp tốt giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu. Vậy người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào ?

 

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường huyết theo chỉ định của bác sĩ, việc tập thể dục cũng là phương pháp tốt giúp kiểm soát đường huyết hữu hiệu. Vậy người bệnh đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào ?

Nguy cơ người bệnh đái tháo đường gặp phải khi tập luyện không đúng cách

Tập luyện thể dục sẽ rất tốt cho người bệnh đái tháo đường, nhưng nếu tập luyện không đúng cách người bệnh sẽ gặp phải các nguy cơ như

+ Làm nặng hơn tổn thương đáy mắt, xuất huyết võng mạc

+ Tăng hoặc hạ đường huyết quá mức

+ Huyết áp quá  cao hay quá thấp

+ Đau ngực do gắng sức

+ Tổn thương gân, xương và khớp do tập luyện không phù hợp

+ Làm tăng tiểu đạm;

Thời gian tập luyện cho người bệnh đái tháo đường

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý không tập luyện thể dục ngay sau bữa ăn chính, không tập quá xa bữa vì nguy cơ hạ đường huyết, tránh đỉnh tác dụng của insulin nếu đang dùng insulin tiêm, nếu tập ngoài trời nên tránh thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh.

Trước khi tập luyện nên khởi động làm nóng cơ thể, các khớp cổ chân cổ tay,… trong vòng 20-30 phút nhằm tránh tình trạng gặp chấn thương do chưa khởi động kỹ.

Kết thúc buổi tập dành 5-10 phút thả lỏng cơ thể, giãn cơ,…

Khi nào người đái tháo đường không nên tập thể dục?

Không nên tập nếu đường huyết >250 mg/dl và xê-tôn niệu dương tính; đường huyết < 70 mg/dl.

Đang gặp phải tình trạng loét chân hay bàn chân nóng, đỏ, đau, nổi bóng nước.

Nhồi  máu cơ tim cấp dưới 6 tuần, suy tim cấp, suy tim không ổn định;  huyết áp tâm thu >170 mmHg hay tụt huyết áp;  đang bị sốt, nhiễm trùng cấp...

Những điều lưu ý khi tập luyện thể dục với người đái tháo đường

- Không tập luyện trên đường có nền đá quá cứng, địa hình gồ ghề, nhiều đá sỏi

- Chọn giầy tập mềm, không trơn trượt, không chọn giày quá cứng,...

- Kiểm tra bàn chân, tay mỗi khi tập luyện xong nhằm phát hiện sớm những vết thương trong quá trình tập luyện.

- Uống nhiều nước trước và sau khi tập luyện

- Mang theo bánh ngọt, kẹo hay thức ăn nhẹ ngừa hạ đường huyết 

- Thao khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bài thể dục tập luyện phù hợp với thể trạng mỗi người

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo SKĐS

Các tin khác