Nguồn lợi không lồ thu về từ Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro

8/8/2016 5:11:35 PM
Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro đã chính thức khởi tranh từ 5/8. Từ thế vận hội này, đất nước Brazil không chỉ quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế mà lễ hội còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nước chủ nhà từ hai nguồn tiền mới trên thị trường là tài trợ và quảng cáo thể thao.

 

Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro đã chính thức khởi tranh từ 5/8. Từ thế vận hội này, đất nước Brazil không chỉ quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế mà lễ hội còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nước chủ nhà từ hai nguồn tiền mới trên thị trường là tài trợ và quảng cáo thể thao.

Theo dữ liệu từ Ủy ban Olympic quốc tế, hầu hết doanh thu Olympic đều đến từ bản quyền phát sóng và tài trợ (bao gồm tiền quảng cáo, hỗ trợ vận động viên...).

Tạp chí kinh tế Pháp L’Expansion ước tính, kỳ Thế vận hội Olympic sẽ phá kỷ lục về doanh thu. Ước tính, riêng bản quyền truyền hình là 4,1 tỷ Euro, cao gần gấp đôi so với con số của kỳ Thế vận hội trước tại London. Theo đó tiền bản quyền phát sóng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu Olympic. Hình ảnh video đang tạo ra doanh thu không lồ bởi hiện nay hạ tầng Internet đã đủ mạnh để Facebook và YouTube bắt đầu cạnh tranh trực diện với các đài truyền hình.

Số tiền mà Olympic thu được còn phụ thuộc vào thời gian khán giả sẵn sàng ngồi trước màn hình. Olympic Rio 2016 được kỳ vọng sẽ khiến khán giả dành nhiều thời gian mở ti vi xem thể thao hơn. Olympic Rio 2016 có thể “thu hoạch” được bình quân 6.775 giờ. Cũng theo tờ báo L’Expansion, Facebook đang trút tiền ồ ạt vào các giải thể thao kể từ khi đưa ra dịch vụ truyền hình trực tiếp. Logo của Facebook đã xuất hiện trên áo vận động viên. Bài báo cho hay:“Truyền hình truyền thống bỏ tiền để truyền nguyên cả một trận bóng hay là truyền nguyên một cuộc thi tài, còn các trang mạng YouTube, Facebook và Twitter thì tập trung mua các trích đoạn nổi bật của trận bóng hay cuộc thi đó”. Những đoạn video ngắn 30 giây đến 1 phút, dễ xem, dễ chia sẻ, mang về lợi nhuận nhiều không kém truyền hình truyền thống, do ”Facebook có tới 1,5 tỷ người dùng, YouTube 1 tỷ, còn Twitter là 320 triệu”.

Nguồn tiền lớn thứ hai xuất phát từ các nước đang có nhu cầu cải thiện vị thế và hình ảnh trên thế giới, đó là “Trung quốc, Brazil, Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và các nước sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh”. Từ những năm gần đây, các nước này đổ tiền quảng cáo và tài trợ, làm cho nguồn thu thể thao và của Olympic Rio tăng vọt, song nguồn tiền tài trợ và quảng cáo từ các nước phương Tây tuy có tăng nhưng không đột biến. Các nước từ châu Á cũng đang tìm cách xây dựng “quyền lực mềm”, bằng cách “đăng cai tổ chức sự kiện thể thao, tăng tài trợ, mua lại các câu lạc bộ châu Âu và tăng đầu tư cho thể thao đỉnh cao ở trong nước”.

Theo Daily Mail cho rằng, Ban tổ chức Thế vận hội Rio de Janeiro đang may mắn, nghiễm nhiên hưởng lợi từ hai nguồn tiền mới này. Thêm được tiền từ các trang mạng và từ các quốc gia mới nổi, trong khi nguồn thu truyền thống từ truyền hình và từ các nước phát triển vẫn không suy giảm, số tiền thu được hy vọng đủ trang trải khoản chi phí hơn 12 tỷ USD đã chi cho kỳ Thế vận hội này.

Tổng hợp

Các tin khác